Quy định của pháp luật về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Quy định của pháp luật về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định như thế nào? Khi vi phạm thì mức xử phạt như thế nào, những quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất. Tất cả những thông tin bạn cần tìm hiểu đều được Legalzone cập nhật đầy đủ trong bài viết quy định của pháp luật về tội lừa đảo và chiếm đoạt tài sản dưới đây.
Xem thêm : Tổng hợp các hình thức lừa đảo mới
Quy định của pháp luật về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định như thế nào?
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao gồm hai hành vi là: lừa dối và hành vi chiếm đoạt. Hai hành vi này đều có quan hệ với nhau. Hành vi lừa dối được xem là điều kiện để hành vi chiếm đoạt xảy ra, còn hành vi chiếm đoạt chính là mục đích và kết quả của hành vi lừa dối
Theo quy định lừa dối là hành vi cố ý đưa ra những thông tin không đúng sự thật để người khác tin đó là sự thật. Xét về mặt khách quan, hành vi lừa dối được xem là hành vi đưa ra những thông tin giả. Về mặt chủ quan, người phạm tội vẫn biết đó là thông tin giả nhưng mong muốn người khác tin đó là sự thật. Hành vi lừa dối có thể thực hiện bằng lời nói, bằng việc xuất trình những giấy tờ sai sự thật,…
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định cụ thể như sau:
- Nếu tài sản bị chiếm đoạt vẫn trong sự chiếm hữu của chủ tài sản thì hình thức chiếm đoạt này được xem như hành vi nhận tài sản từ người bị lừa dối.
- Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang bị người phạm tội chiếm giữ thì đây là hành vi giữ lại tài sản thay vì phải giao cho người bị lừa dối. Vì đã tin vào những thông tin của người phạm tội nên đã nhận nhầm tài sản (nhận thiểu, nhận sai) hoặc không nhận.
Quy định về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Theo quy bộ luật Hình sự năm 2015, những đối tượng có hành vi lừa dối chiếm đoạt tài sản từ 2 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng thì sẽ được ghép vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nếu nằm trong những trường hợp sau:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội;
- Tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ
- Tài sản trộm cắp là kỷ vật, đồ thờ cúng, di vật có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại
- Đã từng bị kết án về tội trộm cắp tài sản hoặc về một trong các tội quy định tại:
- 1. Điều 168 về tội cướp tài sản
- 2. Điều 169 về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
- 3. Điều 170 về tội cưỡng đoạt tài sản
- 4. Điều 171 về tội cướp giật tài sản
- 5. Điều 172 về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
- 6. Điều 174 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- 7. Điều 175 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
- 8. Điều 290 về tội sử dụng mạng viễn thông, mạng máy tính, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
Mức sử phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Mức xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 bộ luật Hình Sự quy định 4 mức phạt chính như sau:
1. Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm
Giá trị của tài sản bị chiếm đoạt từ 2 triệu VNĐ đến dưới 50 triệu VNĐ hoặc dưới 2 triệu VNĐ mà thuộc một trong các trường hợp được nêu ở phần quy định trên thì chỉ bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
2. Phạt tù từ 2 năm đến 7 năm
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thuộc một trong những trường hợp sau:
- Tái phạm nguy hiểm.
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản một cách có tổ chức;
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tính chất chuyên nghiệp;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm để lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản rồi hành hung để tẩu thoát;
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu VNĐ đến dưới 200 triệu VNĐ;
3. Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm
Người nào có tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong các trường hợp dưới đây sẽ bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu VNĐ đến dưới 500 triệu VNĐ;
- lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu VNĐ đến dưới 200 triệu VNĐ nhưng thuộc một trong các trường hợp a, b, e, d tại mục 1 nêu trên.
4. Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm
Chiếm đoạt tài sản trong những trường hợp này sẽ bị phạt tù từ 12 đến 20 năm:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu VNĐ trở lên;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu VNĐ đến dưới 500 triệu VNĐ nhưng thuộc một trong các trường hợp đã nêu ở phần quy định
Mức hình phạt bổ sung đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu VNĐ đến 50 triệu VNĐ dựa trên mức giá trị của tài sản bị chiếm đoạt.
Đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…………, ngày …..tháng……..năm 20…
ĐƠN TỐ CÁO
(Về hành vi lừa đảo của …………………..)
Kính gửi: CÔNG AN QUẬN ……………………………………..……………………………………
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN QUẬN …………………………..……………………………………
Họ và tên tôi: ………………………………………….… Sinh ngày:……………..…………………
Chứng minh nhân dân số: …………………………………………………………………….
Ngày cấp: …./…../20…….Nơi cấp: Công an tỉnh………….………………………………
Hộ khẩu thường trú: …………………….………………………………………….………………………………
………………………………………………………………………………………………………….………………………………
Chỗ ở hiện tại:…………………………………………..…………….…….……………………………………………
…………………………………………………………………………………………………….………………………………
Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của:
Anh: …………………………………………………………………sinh ngày:……………………………………………
Chứng minh nhân dân số: …………………………………………………………………………………………………….
Ngày cấp:………………………………………Nơi cấp: ………………………….…………
Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………….………
Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………………………………
Vì anh đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của tôi cụ thể như sau:
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..………………
KẾT LUẬN
Từ những sự việc trên, có thể khẳng định anh………………………………………………………………đã dùng thủ đoạn gian dối khi tạo cho tôi sự tin tưởng nhằm mục đích chiếm đoạt tiền của tôi.
Qua thủ đoạn và hành vi như trên, ………………………………………………………………đã chiếm đoạt số tiền là ………………………………………… triệu đồng của tôi.
Tôi cho rằng hành vi của anh ………………. có dấu hiệu phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Bộ luật hình sự năm 2015: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:…”
Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nay tôi viết đơn này tố cáo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của anh ………………….. Kính đề nghị Quý cơ quan giải quyết cho những yêu cầu sau đây:
– Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử anh………………………………………………………………về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
– Buộc anh…………………..phải trả lại tiền cho tôi.
Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.
Kính mong được xem xét và giải quyết. Xin chân thành cảm ơn.
Người tố cáo
(ký và ghi rõ họ tên)
Trên đây là tất cả những thông tin được tổng hợp mới nhất của việc quy định của pháp luật về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo đúng quy định pháp luật bao gồm những quy định và khung xử phạt chung. Hãy liên hệ ngay với Legalzone để được tư vấn và sử dụng dịch vụ
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
LEGALZONE COMPANY
Hotline tư vấn: 0936 037 464
Email: [email protected]
Website: https://lsu.vn/
Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
———————————-
Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy
Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy
Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy
Facebook Luật sư Việt Nam: https://www.facebook.com/lsu.vn
Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
- Quy định hiện hành về khắc dấu tên riêng, khắc dấu chức danh
- Điều kiện và thủ tục kinh doanh bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam
- Vai trò của Trưởng thôn trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự
- So sánh quyền sao chụp tài liệu tại Tòa án của luật sư và các cá nhân khác trong vụ án dân sự, hình sự
- Bắt giữ tội phạm cho vay nặng lãi
- Có được chuộc lại tài sản bị người khác bán
- Đòi lại tài sản đã bán được không
- Mở quán cafe nhỏ có phải đăng ký kinh doanh và đóng thuế không?
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký