Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Dịch vụ pháp lý doanh nghiệp

Chuyên mục: Tin pháp luật
image-330
image-330

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu, khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam thường xuyên sử dụng dịch vụ pháp lý doanh nghiệp, thì các doanh nghiệp ‘chủ nhà’ vẫn chưa có thói quen này. Tuy nhiên để một doanh nghiệp có quy mô như thế nào nhưng muốn duy trì sự ổn định và thành công, doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ đúng những quy định của pháp luật. Hiểu được điều đó, Legal Zone với nhiều năm kinh nghiệm sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp với chất lượng dịch vụ và chi phí hợp lý nhất.

Tại sao cần đến dịch vụ tư vấn doanh nghiệp

Doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững cần nắm vững, hiểu rõ và tuân thủ pháp luật hiện hành. Thay vì mất thời gian cho các thủ tục doanh nghiệp, sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý giúp doanh nghiệp tối ưu hóa thời gian và chi phí.

Xây dựng các quy trình phù hợp và hiệu quả để tối ưu hóa năng suất lao động cho doanh nghiệp.

Hỗ trợ doanh nghiệp giảm thiểu các tranh chấp và sai phạm không đáng có trong quá trình hoạt động với cơ quan nhà nước hoặc với khách hàng.

Phạm vi cung cấp dịch vụ pháp lý:

Dịch vụ tư vấn pháp luật:

Luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của khách hàng trong tất cả các lĩnh vực pháp luật.

Dịch vụ tham gia tố tụng:

Luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng (đương sự) trong các vụ, việc dân sự, kinh doanh, thương mại, hành chính. Luật sư cũng tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho khách hàng (người bị tạm giữ, bị can, bị cáo) hoặc người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng (đương sự) trong vụ án hình sự.

Dịch vụ đại diện ngoài tố tụng:

Luật sư đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.

Dịch vụ pháp lý khác:

Luật sư giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại; dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch.(đọc thêm: dịch vụ tư vấn doanh nghiệp)

Các lĩnh vực pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp:

Các lĩnh vực pháp luật mà luật sư thường xuyên cung cấp dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp:

Pháp luật về doanh nghiệp: thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp;

Pháp luật về lao động: tiêu chuẩn lao động, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động; quản lý nhà nước về lao động;

Pháp luật về sở hữu trí tuệ: quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó;

Pháp luật về đầu tư: hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài;

Pháp luật về thương mại: mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại, trung gian thương mại và các hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi khác;

Các lĩnh vực pháp luật phổ biến có liên quan: tài chính, thuế, kế toán; ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm; xây dựng, nhà ở, bất động sản; đấu thầu; giao dịch, hợp đồng; hình sự, hành chính.

Nhiệm vụ cụ thể của pháp chế doanh nghiệp:

Nhiệm vụ cụ thể của pháp chế doanh nghiệp, có thể tạm thời chia theo 03 mức độ:

Sơ cấp:

Bộ phận pháp chế hỗ trợ lãnh đạo doanh nghiệp (Chủ tịch, Giám đốc): (i) rà soát và chuẩn hóa hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp; (ii) thu thập thông tin pháp lý, văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp; (iii) thực hiện thủ tục pháp lý đơn giản: đăng ký bản quyền, đăng ký kinh doanh, đăng ký nội quy lao động…; (iv) thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp tới người lao động. Đây là những nhiệm vụ cơ bản nhất của pháp chế doanh nghiệp. Doanh nghiệp siêu nhỏ, mới thành lập ít nhất phải đảm bảo chức năng này.(tìm hiểu thêm: dịch vụ thành lập doanh nghiệp)

Lãnh đạo doanh nghiệp có thể cân nhắc kết hợp bộ phận pháp chế với bộ phận hành chính: (i) soạn thảo văn bản, quản lý văn bản; (ii) lập hồ sơ, lưu hồ sơ, tài liệu, thiết bị văn phòng và công tác văn thư; (iii) lập kế hoạch, sắp xếp lịch cuộc họp, hội nghị.

Trung cấp:

Đây là công việc chính của bộ phận pháp chế doanh nghiệp: (i) chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các loại mẫu hợp đồng; (ii) có ý kiến về mặt pháp lý và thẩm định dự thảo hợp đồng do các bộ phận khác của doanh nghiệp soạn thảo; (iii) tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng; (iv) chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp; (v) tổng kết, đánh giá thực trạng hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của người lao động; (vi) tư vấn pháp luật hoặc tham mưu thuê tư vấn pháp luật đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh; (vii) chủ trì hoặc phối hợp với các bộ phận liên quan tham gia giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và của người lao động; (viii) tham gia tố tụng hoặc tham mưu thuê luật sư tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

ịch vụ pháp lý  doanh nghiệp

Cao cấp:

Trong trường hợp người phụ trách pháp chế doanh nghiệp này thực hiện nhiệm vụ của chuyên gia (cao cấp) hoặc tham gia vào hoạt động quản trị cấp doanh nghiệp (i) phân tích, tổng hợp đưa ra dự báo môi trường pháp lý; (ii) đánh giá rủi ro môi trường đầu tư, kinh doanh đối với các dự án đầu tư của doanh nghiệp; ý kiến (về mặt pháp lý) đối với các quyết định về tổ chức, quản lý của doanh nghiệp.

Tìm kiếm

VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

tu-van-phap-luat-theo-gio.png

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký