Kinh doanh bất động sản là gì? Các hành vi bị cấm trong kinh doanh bất động sản?
Bất động sản hay còn gọi là địa ốc hay nhà đất, là khái niệm dùng để chỉ những tài sản liên quan đến đất đai, không thể di chuyển, tách rời mà gắn liền vĩnh viễn với mảnh đất. Kinh doanh bất động sản có thể hiểu là việc đầu tư một số vốn nhất định vào một bất động sản nào đó với mục đích là để sinh lợi nhuận. Để hiểu rõ hơn về Kinh doanh bất động sản là gì? Các hành vi bị cấm trong kinh doanh bất động sản? Legalzone mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết.
Xem thêm ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN
Kinh doanh bất động sản là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật kinh doanh bất động sản 2014 thì:
“Kinh doanh bất động sản” là việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản; dịch vụ sàn giao dịch bất động sản; dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản nhằm mục đích sinh lợi.
Các loại bất động sản đưa vào kinh doanh
– Các loại bất động sản đưa vào kinh doanh theo quy định của Luật này (sau đây gọi là bất động sản) bao gồm:
+ Nhà, công trình xây dựng có sẵn của các tổ chức, cá nhân;
+ Nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai của các tổ chức, cá nhân;
+ Nhà, công trình xây dựng là tài sản công được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đưa vào kinh doanh;
+ Các loại đất được phép chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì được phép kinh doanh quyền sử dụng đất.
>>> Mời xem thêm: Xác nhận tình trạng bất động sản
Điều kiện kinh doanh bất động sản
Điều kiện của bất động sản đưa vào kinh doanh
Theo điều 9 Luật kinh doanh bất động sản 2014 điều kiện của bất động sản đưa vào kinh doanh như sau:
– Nhà, công trình xây dựng đưa vào kinh doanh phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có đăng ký quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất trong giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất. Đối với nhà, công trình xây dựng có sẵn trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản thì chỉ cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
+ Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất;
+ Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
– Các loại đất được phép kinh doanh quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
+ Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất;
+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
+ Trong thời hạn sử dụng đất.
Điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản
Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải có các điều kiện sau đây:
+ Phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật về hợp tác xã, có ngành nghề kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp);
+ Phải công khai trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, tại trụ sở Ban Quản lý dự án (đối với các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản), tại sàn giao dịch bất động sản (đối với trường hợp kinh doanh qua sàn giao dịch bất động sản) các thông tin về doanh nghiệp (bao gồm tên, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại liên lạc, tên người đại diện theo pháp luật), thông tin về bất động sản đưa vào kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật Kinh doanh bất động sản, thông tin về việc thế chấp nhà, công trình xây dựng, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh (nếu có), thông tin về số lượng, loại sản phẩm bất động sản được kinh doanh, số lượng, loại sản phẩm bất động sản đã bán, chuyển nhượng, cho thuê mua và số lượng, loại sản phẩm còn lại đang tiếp tục kinh doanh.
Đối với các thông tin đã công khai quy định tại điểm này mà sau đó có thay đổi thì phải được cập nhật kịp thời ngay sau khi có thay đổi;
+ Chỉ kinh doanh các bất động sản có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 9, Điều 55 của Luật Kinh doanh bất động sản.
– Đối với trường hợp nhà đầu tư được lựa chọn làm chủ đầu tư dự án bất động sản theo quy định của pháp luật thì nhà đầu tư đó phải có vốn chủ sở hữu không thấp hơn 20% tổng vốn đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 ha, không thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 ha trở lên. Khi thực hiện kinh doanh bất động sản thì chủ đầu tư dự án phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Việc xác định vốn chủ sở hữu quy định tại khoản này được căn cứ vào kết quả báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất hoặc kết quả báo cáo kiểm toán độc lập của doanh nghiệp đang hoạt động (được thực hiện trong năm hoặc năm trước liền kề); trường hợp là doanh nghiệp mới thành lập thì xác định vốn chủ sở hữu theo vốn điều lệ thực tế đã góp theo quy định của pháp luật.
>>> Có thể bạn quan tâm: Quy định về cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản
Nội dung hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà
Theo quy định tại Điều 18 Luật Kinh doanh Bất động sản, hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà, công trình xây dựng phải có các nội dung chính sau đây:
– Tên, địa chỉ của các bên;
– Các thông tin về bất động sản;
– Giá mua bán, cho thuê, cho thuê mua;
– Phương thức và thời hạn thanh toán;
– Thời hạn giao, nhận bất động sản và hồ sơ kèm theo;
– Bảo hành;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên;
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
– Phạt vi phạm hợp đồng;
– Các trường hợp chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng và các biện pháp xử lý;
– Giải quyết tranh chấp;
– Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Các hành vi bị cấm khi kinh doanh bất động sản
Các hành vi bị cấm được quy định tại điều 8 Luật Kinh doanh Bất động sản 2014, bao gồm:
1. Kinh doanh bất động sản không đủ điều kiện theo quy định của Luật này.
2. Quyết định việc đầu tư dự án bất động sản không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Không công khai hoặc công khai không đầy đủ, trung thực thông tin về bất động sản.
4. Gian lận, lừa dối trong kinh doanh bất động sản.
5. Huy động, chiếm dụng vốn trái phép; sử dụng vốn huy động của tổ chức, cá nhân và tiền ứng trước của bên mua, bên thuê, bên thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai không đúng mục đích theo cam kết.
6. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
7. Cấp và sử dụng chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản không đúng quy định của Luật này.
8. Thu phí, lệ phí và các khoản tiền liên quan đến kinh doanh bất động sản trái quy định của pháp luật.
Trên đây là một số thông tin Legalzone muốn chia sẻ tới bạn đọc về Kinh doanh bất động sản là gì? Các hành vi bị cấm trong kinh doanh bất động sản? Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kịp thời tư vấn. Xin cảm ơn!
Chi tiết xin vui lòng liên hệ tư vấn
LEGALZONE COMPANY
Hotline tư vấn: 0936 037 464
Email: [email protected]
Website: https://lsu.vn/
Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
———————————-
Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy
Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy
Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy
Facebook Luật sư Việt Nam: https://www.facebook.com/lsu.vn
Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
- Quản lý bất động sản công nghiệp
- Bất Động Sản Dân Dụng
- Pháp luật về sàn giao dịch bất động sản và thực trạng
- Sang tên sổ hồng sở hữu chung
- Chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản
- Chứng minh là chủ sở hữu duy nhất của bất động sản ?
- Doanh nghiệp có vốn nước ngoài kinh doanh bất động sản
- Mức phạt hành vi vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ bất động sản
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký