Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì?

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì?

Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    Hoạt động đầu tư nước ngoài hiện nay đang diễn ra sôi nổi, đặc biệt trong thời đại các nước trên thế giới tích cực mở cửa thu hút đầu tư, hợp tác quốc tế. Vậy đặc trưng của hoạt động đầu tư nước ngoài là gì? Ưu nhược điểm trong việc đầu tư ở nước ngoài? Dưới đây mời các độc giả cùng Legalzone  tìm hiểu cụ thể về đầu tư nước ngoài.

    Đầu tư nước ngoài
    Đầu tư nước ngoài

    Khái niệm đầu tư nước ngoài

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là việc một công ty hoặc một nhà đầu tư ở bên ngoài biên giới nước này mua quyền lợi trong công ty. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại hình đầu tư xuyên biên giới, trong đó nhà đầu tư cư trú tại một nền kinh tế thiết lập mối quan tâm lâu dài và mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với một doanh nghiệp cư trú trong nền kinh tế khác.

    Việc một nhà đầu tư ở một nền kinh tế khác sở hữu từ 10% trở lên quyền biểu quyết trong một doanh nghiệp ở một nền kinh tế là bằng chứng của mối quan hệ đó. FDI là yếu tố then chốt trong hội nhập kinh tế quốc tế vì nó tạo ra mối liên kết ổn định và lâu dài giữa các nền kinh tế. FDI là một kênh quan trọng để chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia, thúc đẩy thương mại quốc tế thông qua việc tiếp cận thị trường nước ngoài và có thể là một phương tiện quan trọng để phát triển kinh tế. Các chỉ số được đề cập trong nhóm này là giá trị hướng nội và hướng ngoại đối với cổ phiếu, dòng chảy và thu nhập, theo quốc gia đối tác, theo ngành và mức độ hạn chế FDI.

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là các khoản đầu tư đáng kể của một công ty vào một công ty nước ngoài. Việc đầu tư có thể liên quan đến việc mua lại nguồn nguyên liệu, mở rộng dấu ấn của công ty hoặc phát triển sự hiện diện đa quốc gia. Tính đến năm 2020, Mỹ đứng thứ hai sau Trung Quốc về thu hút FDI.

    Đầu tư danh mục đầu tư nước ngoài (FPI) là việc bổ sung tài sản quốc tế vào danh mục đầu tư của một công ty, nhà đầu tư tổ chức như quỹ hưu trí hoặc nhà đầu tư cá nhân. Đây là một hình thức đa dạng hóa danh mục đầu tư, đạt được bằng cách mua cổ phiếu hoặc trái phiếu của một công ty nước ngoài.

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) yêu cầu một khoản đầu tư đáng kể vào hoặc mua lại hoàn toàn một công ty có trụ sở tại một quốc gia khác.

    FDI nói chung là một cam kết lớn hơn, được thực hiện để tăng cường sự phát triển của một công ty.   Cả FPI và FDI nói chung đều được hoan nghênh, đặc biệt là ở các quốc gia mới nổi. Đáng chú ý, FDI có trách nhiệm lớn hơn trong việc đáp ứng các quy định của quốc gia nơi tổ chức công ty nhận đầu tư.

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là khoản đầu tư dưới hình thức sở hữu chi phối vào một doanh nghiệp ở một quốc gia bởi một pháp nhân có trụ sở tại một quốc gia khác. Do đó, nó được phân biệt với đầu tư theo danh mục nước ngoài bằng khái niệm kiểm soát trực tiếp. Nguồn gốc của khoản đầu tư không ảnh hưởng đến định nghĩa, với tư cách là FDI: khoản đầu tư có thể được thực hiện “vô cơ” bằng cách mua một công ty ở quốc gia mục tiêu hoặc “hữu cơ” bằng cách mở rộng hoạt động của một doanh nghiệp hiện có ở quốc gia đó.

    Đầu tư nước ngoài
    Đầu tư nước ngoài

    Đặc trưng của đầu tư nước ngoài

    đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì, có những đặc trưng nào

    Đầu tư nước ngoài mang đầy đủ những đặc trưng của đầu tư nói chung nhưng có một số đặc trưng khác với đầu tư trong nước đó là:

    Chủ đầu tư có quốc tịch nước ngoài.

    Các yếu tố đầu tư được di chuyển ra khỏi biên giới.

    Vốn đầu tư có thể là tiền tệ, vật tư hàng hóa , tư liệu sản xuất, tài nguyên thiên nhiên nhưng được tính bằng ngoại tệ.

    Cụ thể:

    Về vốn góp: Các chủ đầu tư nước ngoài đóng một lượng vốn tối thiểu theo quy định của nước nhận đầu tư để họ có quỳên trực tiếp tham gia điều phối, quản lý quá trình sản xuất kinh doanh. ở Việt Nam luật đầu tư nước ngoài đưa ra điều kiện: phần vốn góp của bên nước ngoài không dưới 30% vốn pháp định, trừ những trường hợp do chính phủ quy định.

    Về quyền điều hành quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào mức vốn góp. Nếu nhà đầu tư thành lập công ty 100% vốn nước ngoài thì quyền điều hành hoàn toàn thuộc về nhà đầu tư nước ngoài, có thể trực tiếp hoặc thuê người quản lý.

    Về phân chia lợi nhuận: dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh, lãi lỗ đều được phân chia theo tỷ lệ vốn góp trong vốn pháp định.

    Các hình thức biểu hiện của đầu tư nước ngoài

    Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức, gọi tắt là ODA.

    Nguồn vốn tín dụng thương mại

    Nguồn vốn đầu tư từ việc bán cổ phiếu, trái phiếu… cho người nước ngoài, gọi tắt là FPI.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa

    Những mặt tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài

    So với những hình thức đầu tư nước ngoài khác, đầu tư trực tiếp nước ngoài có những ưu điểm:

    FDI không để lại gánh nặng nợ cho Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư như ODA hoặc các hình thức đầu tư nước ngoài khác như vay thương mại, phát hành trái phiếu ra nước ngoài…

    Các nhà đầu tư nước ngoài tự bỏ vốn ra kinh doanh, trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh, hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư.

    Nước tiếp nhận FDI ít phải chịu những điều kiện ràng buộc kèm theo của người cung ứng vốn như của ODA.

    Thực hiện liên doanh với nước ngoài, việc bỏ vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước có thể giảm được rủi ro về tài chính, trong tình huống xấu nhất khi gặp rủi ro thì các đối tác nước ngoài sẽ là người cùng chia sẻ rủi ro với các công ty của nước sở tại.

    Do vậy, FDI là hình thức thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài tương đối ít rủi ro cho nước tiếp nhận đầu tư

    FDI không đơn thuần chỉ là vốn, mà kèm theo đó là công nghệ, kỹ thuật, phương thức quản lý tiên tiến, cho phép tạo ra những sản phẩm mới, mở ra thị trường mới… cho nước tiếp nhận đầu tư .

    Đây là điểm hấp dẫn quan trọng của FDI, bởi vì hầu hết các nước đang phát triển có trình độ khoa học và công nghệ thấp, trong khi phần lớn những kỹ thuật mới xuất phát chủ yếu từ các nước công nghiệp phát triển, do đó để rút ngắn khoảng cách và đuổi kịp các nước công nghiệp phát triển, các nước này rất cần nhanh chóng tiếp cận với các kỹ thuật mới.

    Tùy theo hoàn cảnh cụ thể của mình, mỗi nước có cách đi riêng để nâng cao trình độ công nghệ, nhưng thông qua FDI là cách tiếp cận nhanh, trực tiếp và thuận lợi.

    Thực tế đã cho thâý FDI là 1 kênh quan trọng đối với việc chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển.

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận, thúc đẩy quá trình này trên nhiều phương diện: chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu các thành phần kinh tế, cơ cấu vốn đầu tư, cơ cấu công nghệ, cơ cấu lao động….

    Thông qua tiếp nhận FDI, nước tiễp nhận đầu tư có điều kiện thuận lợi để gắn kết nền kinh tế trong nước với hệ thống sản xuất, phân phối, trao đổi quốc tế, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước này.

    Thông qua tiếp nhận đầu tư , các nước sở tại có điều kiện thuận lợi để tiếp cận và thâm nhập thị trường quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu, thích nghi nhanh hơn với các thay đổi trên thị trường thế giới… FDI có vai trò làm cầu nối và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, một nhân tố đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.

    FDI có lợi thế là có thể được duy trì sử dụng lâu dài, từ khi một nền kinh tế còn ở mức phát triển thấp cho đến khi đạt được trình độ phát triển rất cao.

    Vốn ODA thường được dành chủ yếu cho những nước kém phát triển, sẽ giảm đi và chấm dứt khi nước đó trở thành nước công nghiệp, tức là bị giới hạn trong một thời kỳ nhất định. FDI không phải chịu giới hạn này, nó có thể được sử dụng rất lâu dài trong suốt quá trình phát triển của mỗi nền kinh tế.

    Với những ưu thế quan trọng như trên ngày càng có nhiều nước coi trọng FDI hoặc ưu tiên, khuyến khích tiếp nhận FDI hơn các hình thức đầu tư nước ngoài khác.

    FDI
    FDI

    Một số hạn chế

    Bên cạnh những mặt tích cực, FDI có thể gây ra những bất lợi cho nước tiếp nhận:

    Việc sử dụng nhiều vốn đầu tư FDI có thể dẫn đến việc thiếu chú trọng huy động tối đa vốn trong nước, gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư , có thể gây nên sự phụ thuộc của nền kinh tế vào vốn đầu tư nước ngoài .

    Do đó, nếu tỷ trọng FDI chiếm quá lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển thì tính độc lập tự chủ có thể bị ảnh hưởng, nền kinh tế phát triển có tính lệ thuộc bên ngoài, thiếu vững chắc.

    Đôi khi công ty 100% vốn nước ngoài thực hiện chính sách cạnh tranh bằng con đường bán phá giá, loại trừ đối thủ cạnh tranh khác, độc chiếm hoặc khống chế thị trường, lấn áp các doanh nghiệp trong nước.

    Thực tế đã cho thấy khi thực hiện các dự án liên doanh, các đối tác nước ngoài đã tranh thủ góp vốn bằng các thiết bị và vật tư đã lạc hậu, đã qua sử dụng, hoặc nhiều khi đã đến thời hạn thanh lý, gây ra thiệt hại to lớn cho nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư.

    Thông qua sức mạnh hơn hẳn về tiềm lực tài chính, sự có mặt của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài gây ra một số ảnh hưởng bất lợi về kinh tế- xã hội như làm tăng chênh lệch về thu nhập, làm gia tăng sự phân hóa trong các tầng lớp nhân dân, tăng mức độ chênh lệch phát triển giữa các vùng.

    Với những mặt bất lợi của FDI, nếu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ và có các biện pháp phù hợp, nước tiếp nhận FDI có thể hạn chế, giảm thiểu những tác động tiêu cực này và sử lý hài hòa mối quan hệ của nhà đầu tư nước ngoài với lợi ích quốc gia để tạo nên lợi ích tổng thể tích cực.

    Trên đây là một số thông tin giải đáp về câu hỏi đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì. Hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn cần hỗ trợ

    Dịch vụ tư vấn các lĩnh vực đầu tư, doanh nghiệp tại công ty Luật TNHH Legalzone

    Với kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực đầu tư, doanh nghiệp chúng tôi tự tin là đơn vị cung cấp các dịch vụ một cách hiệu quả, khác biệt:

    •  Các luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm sẽ tiếp nhận thông tin và trao đổi, tư vấn và giám sát chặt chẽ sát sao tiến độ công việc, hồ sơ của quý khách hàng
    •  Các hồ sơ, vụ việc sẽ được chuyên viên đánh giá, tra cứu, thực hiện đúng thực tế
    •  Mọi chi phí, kế hoạch triển khai được thông báo, thỏa thuận một cách minh bạch, rõ ràng, không phát sinh thêm chi phí
    •  Công ty Luật TNHH Legalzone luôn bám sát tiến độ công việc và cập nhật với quý khách hàng tận tâm, thường xuyên, kịp thời.
    •  Chúng tôi luôn lắng nghe, thấu hiểu mong muốn của quý khách hàng, đưa ra những kế hoạch, phương án tối ưu và hài lòng nhất đến cho quý khách hàng.
    •  Phí dịch vụ hợp lý nhất, khách hàng sẽ được trải nghiệm và sử dụng dịch vụ tốt nhất

    Chúng tôi nhận hỗ trợ về các thủ tục kinh doanh, đầu tư, visa,… hiệu quả, chuyên nghiệp. Quý khách liên hệ thông tin dưới đây để được tư vấn :

    Để được tư vấn chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ

    Công ty Luật Legalzone

    Hotline tư vấn:  0936 037 464

    Email: [email protected]

    Website: https://lsu.vn/

    Hệ thống: Thủ tục pháp luật

    Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

     

     

    Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam

    Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.

    Điện thoại: 0936 037 474

    Email: [email protected]

    Tìm kiếm

    VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

    ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

    Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký