Nguồn vốn fdi
Bạn thắc mắc nguồn vốn FDI là gì? Việc huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một bước tiến vô cùng quan trọng. Tại sao nó lại mang lại những giá trị to lớn như vậy? Legalzone sẽ làm rõ vấn đề về nguồn vốn fdi trong bài viết dưới đây. Vốn FDI là nguồn tiền hoặc dòng tiền được đầu tư trực tiếp từ cá nhân hay tổ chức nước ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau như: vốn chứng khoán, vốn tái đầu tư, vốn vay nội bộ hoặc vốn tìm kiếm tài nguyên, vốn tìm kiếm hiệu quả, vốn tìm kiếm thị trường.
FDI là gì?
FDI (Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hoặc tổ chức nước này vào nước khác bằng cách thiết lập nhà xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh. Mục đích nhằm đạt được các lợi ích lâu dài và nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh này.
Giải thích chi tiết hơn về FDI, Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở nước khác (nước thu hút đầu tư) đi cùng với quyền quản lý số tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.
Trong phần lớn các trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài sẽ là những cơ sở kinh doanh. Nhà đầu tư thường hay được gọi là công ty mẹ; Và số tài sản được gọi là công ty con hay chi nhánh công ty hay còn gọi là nguồn vốn fdi.
Nguồn gốc và bản chất của FDI
Mặc dù xuất hiện muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác đến cả vài chục năm nhưng FDI đã nhanh chóng thiết lập vị trí của mình trong quan hệ quốc tế. Dần trở thành một xu thế tất yếu của lịch sử, một nhu cầu không thể thiếu của mọi quốc gia trên thế giới.
Về bản chất, FDI là sự gặp nhau về nhu cầu của hai bên. Một bên là nhà đầu tư và bên còn lại là quốc gia tiếp nhận đầu tư. Trong đó, cụ thể:
- Có sự thiết lập quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tới nơi được đầu tư.
- Đối với các nguồn vốn đã được đầu tư, thiết lập quyền sở hữu và quyền quản lý.
- Kèm theo quyền chuyển giao công nghệ, kỹ thuật của nhà nước đầu tư với nước bản địa.
- Có liên quan đến sự mở rộng thị trường của các doanh nghiệp, tổ chức đa quốc gia.
- Luôn luôn gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế.
Các đặc điểm chính của FDI
FDI là hình thức mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế rất lớn. Vì vậy, mục đích hàng đầu của FDI chính là mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Thu nhập của chủ đầu tư
mang tính chất là thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức. Loại hình thu nhập này phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả kinh doanh.
Các nước được đầu tư hành lang pháp lý rõ ràng
Để thúc đẩy kinh tế phát triển, các nước được đầu tư cần phải có hành lang pháp lý rõ ràng.
Tỷ lệ đóng góp của các bên
Trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định là cơ sở quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Đồng thời, lợi nhuận và rủi ro của các nhà đầu tư cũng tương ứng với tỷ lệ này.
Tự quyết định đầu tư phù hợp
Chủ đầu tư có quyền tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Bên cạnh đó, họ còn được tự do lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư… Vì thế có thể đưa ra những quyết định phù hợp nhất mang lại lợi nhuận cao.
Để được tham gia kiểm soát hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải góp đủ số vốn tối thiểu, tùy theo quy định của mỗi quốc gia.
Thông thường, FDI được thực hiện thông qua việc xây dựng mới; hay mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động, bằng việc mua cổ phiếu để thông tin xác nhận.
Vai trò của FDI
Tác động tích cực của FDI
- Do người nước ngoài là người trực tiếp điều hành, quản lí vốn nên họ có trách nhiệm cao và kỹ năng tốt.
- Khai thác được nguồn tài nguyên khoáng sản và nguồn lao động dồi dào. Tăng lượng việc làm và đào tạo nhân công chất lượng cao.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ kéo theo đó là quy mô sản xuất rộng lớn, nâng cao sản xuất, giảm giá thành sản phẩm phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng.
- Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch và phí mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư.
- Bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế – xã hội trong nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Tạo nguồn thu ngân sách lớn cho cả hai bên.
Định nghĩa về doanh nghiệp FDI
Trên thực tế, có nhiều các định nghĩa khác nhau, các góc nhìn khác nhau về doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, một cách khái quát và ngắn gọn nhất, có thể hiểu rằng: Doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng nguồn vốn này hầu hết trong các hoạt động kinh doanh của mình.
Khái niệm doanh nghiệp FDI là khái niệm chung. Không phân biệt so sánh tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu.
Có hai dạng doanh nghiệp FDI chủ yếu
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
- Doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước.
Hiện nay, với bối cảnh hội nhập kinh tế, loại hình doanh nghiệp này ngày càng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thông qua hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, chúng ta tích lũy được nhiều công nghệ hiện đại. Nổi bật ở các lĩnh vực điện tử, hóa chất, khai thác dầu khí, viễn thông.
Một số ngành sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu trong nước như dệt may, đóng giày,… cũng đạt được những công nghệ thuộc loại trung bình tiên tiến ở khu vực. Đây là môi trường thuận lợi, tạo cơ hội phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước.
Có thể nói, nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cùng các phương thức kinh doanh mới đã tạo nên thị trường cạnh tranh sôi nổi trong nước. Vừa là thách thức, vừa là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới chất lượng sản phẩm và áp dụng phương pháp kinh doanh hiện đại.
Quả thật, không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của các doanh nghiệp FDI đối với nền kinh tế nước nhà trong những năm vừa qua.
Trên đây là nội dung tư vấn về nguồn vốn fdi. Liên hệ ngay với Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
LEGALZONE COMPANY
Hotline tư vấn: 0936 037 464
Email: [email protected]
Website: https://lsu.vn/
Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
———————————-
Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy
Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy
Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy
Facebook Luật sư Việt Nam: https://www.facebook.com/lsu.vn
Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
- Đầu tư tại Việt Nam
- Quyết định đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư
- Rủi ro trong đầu tư và cách phòng tránh
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các nguyên tắc
- Tái đầu tư là gì? Các quy định về tái đầu tư
- Các hình thức phát triển nhà ở xã hội và yêu cầu đối với các dự án
- Chứng chỉ quỹ và những lưu ý khi đầu tư chứng chỉ quỹ
- Thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định hiện hành
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký