Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

XIN VISA CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI DIỆN LĐ1

XIN VISA CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI DIỆN LĐ1

Chuyên mục: Tin pháp luật
Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    Hiện nay, với chủ trương mở cửa, tích cực giao lưu nước ngoài, thu hút đầu tư, nhu cầu xin visa cho người lao động nước ngoài ngày càng lớn. Nắm bắt được nhu cầu này, Công ty Luật TNHH Legalzone xin chia sẻ trình tự thủ tục xin visa cho người lao động nước ngoài theo diện LĐ1.

    Qua những nội dung mà chúng tôi giới thiệu dưới đây, mọi người sẽ không chỉ nắm rõ về thủ tục quy trình, hồ sơ, điều kiện, thời gian, cơ quan nhà nước phụ trách… mà còn có thể tự mình thực hiện. Hoặc đơn giản hơn là lựa chọn được dịch vụ ưng ý

    Visa diện LĐ1 là gì?

    Visa LĐ1 là visa cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác có thời hạn không quá 02 năm.

    Người lao động nước ngoài nào không thuộc diện cấp Giấy phép lao động?

    Điều 154 Bộ luật Lao động 2019 quy định Người lao động nước ngoài nào làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp Giấy phép lao động gồm:

    • Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
    • Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
    • Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
    • Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
    • Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
    • Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.
    • Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
    • Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
    • Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

    Thủ tục xin xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động

    Thẩm quyền thực hiện

    Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội của địa phương nơi người lao động dự kiến làm việc.

    Thời hạn thực hiện

    Trước ít nhất 10 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc.

    Hồ sơ xin xác nhận

    • Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 09/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
    • Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này;
    • Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài;
    • Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật;
    • Các giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động;

    Lưu ý: Các giấy tờ quy định tại điểm 2, 3 và 5 trên này là 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và có chứng thực.

    Thủ tục thực hiện

    Bước 1: Người có yêu cầu chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên.

    Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội của địa phương nơi người lao động dự kiến làm việc. Sau khi nhận hồ sơ, các cơ quan trên sẽ phát phiếu hẹn cho người yêu cầu.

    Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, các cơ quan trên sẽ cấp văn bản xác nhận người lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài.

    Hồ sơ xin visa diện LĐ1

    • Giấy phép hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp: giấy đăng ký kinh doanh, giấy hoạt động, giấy phép đầu tư của văn phòng đại diện, chi nhánh;
    • Văn bản giới thiệu con dấu dựa theo mẫu NA16 thông tư 04/2015/TT-BCA, kèm theo chữ ký của người có thẩm quyền. Nộp tờ khai này trong trường hợp lần đầu nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh;
    • Tờ khai đề nghị xin visa lao động Việt Nam theo mẫu NA5 thông tư 04/2015/TT-BCA và xác nhận tạm trú.(Trường hợp người nước ngoài đang ở Việt Nam). Hoặc mẫu NA2 (Trường hợp người nước ngoài đang ở nước ngoài)
    • Hộ chiếu gốc của người xin visa đảm bảo vẫn còn đủ thời hạn
    • Giấy miễn giấy phép lao động.
    • Văn bản giải trình

    Quy trình để xin Visa lao động Việt Nam

    Nếu bạn đang ở nước ngoài

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

    Bước 2: Nộp hồ sơ, nhận giấy hẹn trả kết quả

    Nộp hồ sơ tại Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Trường hợp nhận thị thực tại ĐSQ/LSQ của Việt Nam tại nước ngoài, yêu cầu doanh nghiệp phải đóng thêm phí tiền Fax tại quầy làm thủ tục.
    Hiện có 02 cơ quan nhận và xét duyệt hồ sơ xin visa lao động là:
    +Miền Bắc: Nộp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Hà Nội.
    +Miền Nam: Người lao động nộp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh TP. Hồ Chí Minh.

    Bước 3: Nhận kết quả

    Thời gian xử lý hồ sơ xin visa diện LĐ1 là 7-12 ngày làm việc. Thời gian cụ thể nhận kết quả visa lao động sẽ được ghi rõ trong biên nhận khi doanh nghiệp, tổ chức nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

    Để tiết kiệm thời gian, doanh nghiệp có thể xin công văn chấp thuận nhập cảnh cho người nước ngoài. Việc xin công văn nhập cảnh sẽ thuận lợi cho người nước ngoài đang ở nước ngoài. Trong công văn nhập cảnh sẽ ghi rõ thời gian người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam và nơi nhận visa lao động.

    Sau đó, người nước ngoài chỉ cần in công văn và đến cửa khẩu nhập cảnh. Hoặc Cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài để dán visa

    Bước 5: Nhận visa, thực hiện đóng lệ phí

    Sau khi nhận được công văn nhập cảnh, bạn cần phải kiểm tra nơi nhận thị thực, cũng như thời gian nhận để đến đúng địa điểm. Thường thì nơi nhận visa có 2 nơi như sau:

    +Tại sân bay quốc tế ở Việt Nam
    +Tại Đại Sứ Quán/ Lãnh Sự Quán

    Khi đến nơi nhận thị thực, bạn cần điền thông tin vào mẫu NA1, sau đó dán hình 4x6cm đã chuẩn bị, cùng với hộ chiếu gốc và bản công văn nhập cảnh photo. Đóng lệ phí visa và nhận visa là  hoàn thành công việc.

    Nếu bạn đang ở tại Việt Nam

    Bước 1: Người lao động chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin gia hạn visa lao động
    Bước 2: Nộp hồ sơ , nhận giấy hẹn trả kết quả:

    Nộp hồ sơ tại Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, đóng lệ phí nhà nước, ngay sau đó sẽ nhận được giấy hẹn trả kết quả.

    Bước 3: Nhận kết quả

    Sau 07-12 ngày, Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ trả kết quả.
    Trên visa được cấp có ghi rõ thời hạn thị thực, thông tin cá nhân của người được cấp.

    Một số câu hỏi thường gặp về visa lao động:

    Hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động gồm những giấy tờ nào?

    • Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo. (Mẫu số 09/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP)
    • Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe. (theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP); (1)
    • Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài;(2)
    • Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật;
    • Các giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động; (3)

    Các giấy tờ quy định tại (1);(2);(3) là 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực. Nếu của nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và có chứng thực. (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật|.)

    Thời gian xin visa lao động có lâu không?

    Thời gian nộp hồ sơ, làm thủ tục cấp visa lao động Việt Nam cho người nước ngoài theo quy định thường là từ 5 – 7 ngày làm việc (kể từ khi nộp hồ sơ hợp lệ, không bao gồm cuối tuần và ngày lễ).

    Thời gian nhận kết quả visa được ghi rõ trong biên nhận. Thời hạn của Visa LĐ thường tối đa 2 năm. Nếu giấy phép lao động không đủ thời hạn 2 năm, thì thời hạn của visa cho người nước ngoài sẽ được xin bằng thời hạn của giấy phép lao động.

    Chi phí xin visa lao động?

    Chi phí xin visa lao động hiện nay được xác định như sau:

    Cấp thị thực có giá trị một lần (visa 1 tháng 1 lần, visa 3 tháng 1 lần, 1 năm 1 lần): 25 USD
    Cấp thị thực có giá trị nhiều lần (visa nhiều lần):
    Loại có giá trị đến 03 tháng (Visa 3 tháng nhiều lần): 50 USD;
    Loại có giá trị trên 03 tháng đến 06 tháng (Visa trên 3 tháng nhiều lần đến 6 tháng nhiều lần): 95 USD;
    Loại có giá trị trên 06 tháng đến 01 năm (Visa 6 tháng nhiều lần đến visa1 năm nhiều lần): 135 USD.

    Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật TNHH Legalzone về trình tự thủ tục xin visa diện LĐ1. Nếu còn các vấn đề khúc mắc khi thực hiện thủ tục xin Visa, vui lòng liên hệ với Công ty Luật TNHH Legalzone: 

    Hotline: 0936 037 464

    Email: [email protected]

    Website: lsu.vn 

    Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam

    Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.

    Điện thoại: 0936 037 474

    Email: [email protected]

    Tìm kiếm

    VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

    ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

    Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký