Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Khả năng chịu trách nhiệm của chủ đầu tư dự án trong vụ bé Hạo Nam

Khả năng chịu trách nhiệm của chủ đầu tư dự án trong vụ bé Hạo Nam

Lực lượng chức năng bơm oxy thả nước vào trụ bê tông
Lực lượng chức năng bơm oxy thả nước vào trụ bê tông
Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents
    Theo thước Lỗ Ban, 25 centimet  là Tử biệt Nhưng

    Bé trai 10 tuổi lọt xuống đến 35 mét thật vô lý! tại sao như vậy?

    Do không có chứng cứ nên chúng ta chỉ có được bình luận về ai là người bị phạt, phạt bao nhiêu trong trường hợp này.

    Tóm tắt

    Vụ việc bé trai 10 tuổi rơi xuống trụ bê tông sâu 35m ở công trình cầu Rọc Sen, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp là một sự cố vô cùng nghiêm trọng, nguy hiểm và đang thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội. Dưới góc độ pháp lý, khả năng chịu trách nhiệm của chủ đầu tư dự án trong vụ bé Thái Lý Hạo Nam cần được xem xét kỹ lưỡng, đặc biệt là những vấn đề pháp lý về
    Vụ việc xảy ra vào khoảng 11 giờ 30 phút ngày 31/12/2022, bé Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) cùng 3 người bạn vào công trình cầu Rọc Sen nằm trên đường tỉnh lộ 857, xã Phú Lợi để nhặt sắt. Trích xuất camera cho thấy, bé Nam không may rơi lọt xuống trụ bê tông rỗng ruột bên trong, đã đóng xuống đất sâu khoảng 35m, đường kính 25cm.
    Đồng thời, từ trích xuất camera nêu trên, đối chiếu với quy định pháp luật, có thể xác định sơ bộ trách nhiệm pháp lý của chủ đầu tư, ban quản lý dự án liên quan đến hậu quả của vụ việc trên.

    Hành vi vi phạm hành chính hoặc tội phạm?

    Hiện nay, Nhà nước đã ban hành luật, văn bản dưới luật nhằm xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ đầu tư phải thực hiện việc đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng theo quy chuẩn quốc gia nhằm hạn chế những tai nạn không đáng có.
    Căn cứ theo Điều 66, khoản 2 Điều 68 Luật Xây dựng 2014, chủ đầu tư có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện hoặc giao Ban quản lý dự án, tư vấn quản lý dự án, tổng thầu (nếu có) thực hiện nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm an toàn trong thi công xây dựng.
    Ngày 20/12/2021 Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư Số: 16/2021/TT-BXD kèm theo QCVN 18:2021/BXD quy định chi tiết về quy chuẩn quốc gia về An toàn trong thi công xây dựng. Quy chế này đã buộc người sử dụng lao động, chủ đầu tư, ban quan lý dự án phải thực hiện các công việc nhằm bảo đảm tối đa an toàn cho người lao động và người bên ngoài công trường. Các quy chuẩn được xây dựng phù hợp với thực tiễn và đã tiên lượng được những khả năng có thể xảy ra tai nạn, cụ thể:
    Quy chế 18:2021/BXD quy định chi tiết tại mục 2.1.7 về việc ngăn ngừa xâm nhập trái phép để đảm bảo an toàn cho người lao động tại công trường, người bên ngoài công trường.
    Công trường đang thi công phải được rào chắn để ngăn ngừa xâm nhập trái phép. Trường hợp công trường nằm ở khu vực vùng sâu, vùng xa có thể sử dụng biển cảnh báo cấm xâm nhập nhưng phải bố trí người làm nhiệm vụ bảo vệ, cảnh báo và kiểm soát ra, vào. Để đảm bảo an toàn cho người bên ngoài công trường, phải xác định vùng nguy hiểm để rào chắn theo quy định sau: Có rào chắn hoặc biện pháp che chắn chắc chắn để ngăn ngừa xâm nhập; Có các phương tiện cảnh báo, chỉ dẫn cụ thể; Có người làm nhiệm vụ bảo vệ, cảnh báo và kiểm soát ra, vào.
    Không cho phép người không có nhiệm vụ vào trong công trường (kể cả khu vực chỗ ở tạm trong công trường). Trường hợp có người đến làm việc, tham quan công trường thì họ chỉ được đến đúng nơi đã được chấp thuận, phải sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp, tuân thủ nội quy công trường và hướng dẫn của người có thẩm quyền.
    Đồng thời, Quy chế 18:2021/BXD xác định vùng nguy hiểm trên công trường và khu vực lân cận công trường chi tiết và không bị giới hạn đối với các trường hợp tương tự như vụ việc của bé Thái Lý Hạo Nam nêu trên.
    Các vùng nguy hiểm trên công trường  là các khu vực có các yếu tố nguy hiểm, bao gồm nhưng không giới hạn bởi các loại hình theo điểm đ mục 2.1.1.3 gồm: “Các lỗ mở, khoảng hở trên công trình có nguy cơ rơi, ngã”.
    Nguồn Ảnh: Dân trí
    Căn cứ vào quy chế trên, Nhà nước đã ban hành các quy định pháp luật điều chỉnh về trách nhiệm của chủ đầu tư, người sử dụng lao động, ban quản lý dự án trong việc đảm bảo an toàn tại công trường.
    Tuy nhiên, để xác định chính xác trách nhiệm của chủ đầu tư dự án cầu Rọc Sen, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, không thể chỉ thông qua trích xuất camera, cần xử lý và xác định rõ các vấn đề pháp lý trong vụ việc như sau:
    Về giai đoạn của dự án, cần xác định giai đoạn pháp lý của công trình là đang được thi công cọc hay đang ngừng thi công.
    Trường hợp dự án đang ngừng thi công, căn cứ theo quy định tại điểm c mục 2.1.12.1 của  Quy chế 18:2021/BXD, chủ đầu tư, ban quản lý dự án vẫn phải thực hiện các công việc bảo vệ chống xâm nhập trái phép nêu trên. Nếu chủ đầu tư, ban quản lý dự án đã thực hiện công việc cần thiết để xây dựng hệ thống bảo vệ chống xâm nhập trái phép, việc các bé xâm nhập trái phép vào công trình thi công do lỗi từ tổ bảo vệ thì trách nhiệm không thể loại trừ đối với cá nhân có trách nhiệm, nghĩa vụ, chức năng bảo vệ xâm nhập trái phép.
    Trường hợp dự án đang thi công cọc, quy định về thi công cọc trong Quy chế 18:2021/BXD tại mục 2.12.1.1 chưa quy định cụ thể về các biện pháp cần phòng ngừa đối với các nguy cơ có thể xảy ra trong trường hợp hy hữu của bé Thái Lý Hạo Nam: “Các biện pháp phòng ngừa phải được thực hiện để đảm bảo an toàn cho người lao động, đặc biệt chú ý đến các nguy cơ do: Ngã vào các hố, lỗ trên mặt đất hoặc xuống nước; máy, thiết bị thi công cọc bị đổ; mất an toàn khi vận chuyển, nâng, hạ cọc, vận chuyển lắp đặt lồng thép, đổ bê tông cọc khoan nhồi; mất an toàn điện; mất an toàn khi làm việc trong các điều kiện thời tiết bất lợi; các phương tiện bảo vệ cá nhân không phù hợp”.
    Tuy nhiên, bất kể giai đoạn của dự án, vấn đề pháp lý cần giải quyết nhằm xác định chính xác, toàn bộ trách nhiệm của chủ đầu tư, người sử dụng lao động, ban quản lý dự án là việc xác định căn cứ pháp lý về “vùng nguy hiểm” nguy hiểm trên công trường theo Quy chế hiện hành có được áp dụng vào vụ việc bé Thái Lý Hạo Nam.
    Căn cứ xác định việc không có biện pháp phòng ngừa, đảm bảo an toàn đúng quy định pháp luật về “vùng nguy hiểm” cần được làm rõ. Với đường kính 25cm của trụ bê tông và độ sâu 35m dưới lòng đất, quy định pháp luật chưa dự liệu được trường hợp trên là trường hợp “Các lỗ mở, khoảng hở trên công trình có nguy cơ rơi, ngã”.
    Vậy, trường hợp có đầy đủ căn cứ xác định chủ đầu tư, ban quản lý dự án không thực hiện đầy đủ các biện pháp nhằm ngăn chặn xâm nhập trái phép; cảnh báo, ngăn ngừa nguy cơ tại “vùng nguy hiểm”, khả năng chịu trách nhiệm của chủ đầu tư dự án trong vụ bé Thái Lý Hạo Nam gồm chịu phạt vi phạm hành chính về việc vi phạm quy chế về an toàn trong thi công xây dựng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho gia đình bé và nghiệm trọng hơn chịu trách nhiệm hình sự.
    Nguồn ảnh: Công an Đồng Tháp
    Công điện số 01/CĐ-TTg ngày 2/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ đã cho thấy sự quan tâm đặc biệt sâu sắc của Nhà nước, Chính phủ đối với sự việc thương tâm. Sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ mang tính định hướng chỉ đạo phù hợp. Nội dung chỉ đạo của Thủ tướng cũng cho thấy trong dự án trên có thể tiềm tàng các sai phạm trong việc thi công, quản lý xây dựng của dự án.

    UPDATE

    Dù sao, Tôi rất mong kết luận sau khi giải cứu là giả: Bé trai không có trong trụ. Thương!!

    Thông tin vẫn còn nghi vấn
    Trên đây là những chia sẻ về khả năng chịu trách nhiệm của chủ đầu tư dự án trong vụ bé Thái Lý Hạo Nam. Quý khách hàng có thắc mắc, nhu cầu đăng ký bảo hộ tác phẩm báo chí có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn. Công ty luật TNHH Legalzone tự tin sẽ là một địa chỉ đáng tin cậy khi quý khách hàng lựa chọn dịch vụ tư vấn của chúng tôi.

    Tìm kiếm

    VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

    tu-van-phap-luat-theo-gio.png
    ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

    Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký