Trình tự, thủ tục tố cáo hợp pháp
Khi phát hiện hành vi trái pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, công dân có quyền tố cáo hành vi vi phạm.
Vậy trình tự, thủ tục tố cáo hợp pháp như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Legalzone
Trình tự giải quyết tố cáo
Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự sau đây:
Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;
Xác minh nội dung tố cáo;
Kết luận nội dung tố cáo;
Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo;
Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.
Hình thức tố cáo
Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp.
Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo.
Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo;
họ, tên người đại diện cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tố cáo.
Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản,
trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp nhiều người đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện để trình bày nội dung tố cáo.
Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo
Khi nhận được tố cáo thì người giải quyết tố cáo có trách nhiệm phân loại và xử lý như sau:
a) Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo,
đồng thời thông báo cho người tố cáo biết lý do việc không thụ lý, nếu có yêu cầu; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn kiểm tra, xác minh có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày;
b) Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, người tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo, nếu có yêu cầu.
Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
Người có thẩm quyền không thụ lý giải quyết tố cáo trong các trường hợp sau đây:
a) Tố cáo về vụ việc đã được người đó giải quyết mà người tố cáo không cung cấp thông tin, tình tiết mới;
b) Tố cáo về vụ việc mà nội dung và những thông tin người tố cáo cung cấp không có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật;
c) Tố cáo về vụ việc mà người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không đủ điều kiện để kiểm tra, xác minh hành vi vi phạm pháp luật, người vi phạm.
Trong quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo, nếu xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan, tổ chức nhận được tố cáo có trách nhiệm chuyển hồ sơ,
tài liệu và những thông tin về vụ việc tố cáo đó cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, tính mạng, tài sản của công dân thì cơ quan, tổ chức nhận được tố cáo phải áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc báo ngay cho cơ quan công an, cơ quan khác có trách nhiệm ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm.
Thời hạn giải quyết tố cáo
Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo.
Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn thời hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày.
Xác minh nội dung tố cáo
Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo (sau đây gọi chung là người xác minh nội dung tố cáo).
Người giải quyết tố cáo giao cho người xác minh nội dung tố cáo bằng văn bản, trong đó có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm giao xác minh;
b) Tên, địa chỉ của người bị tố cáo;
c) Người được giao xác minh nội dung tố cáo;
d) Nội dung cần xác minh;
đ) Thời gian tiến hành xác minh;
e) Quyền hạn và trách nhiệm của người được giao xác minh nội dung tố cáo.
Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập các thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo.
Thông tin, tài liệu thu thập phải được ghi chép thành văn bản, khi cần thiết thì lập thành biên bản, được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.
Trong quá trình xác minh, người xác minh nội dung tố cáo phải tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo cần xác minh.
Việc giải trình của người bị tố cáo phải được lập thành biên bản, có chữ ký của người xác minh nội dung tố cáo và người bị tố cáo.
Người được giao xác minh nội dung tố cáo có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1, điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều 11
của Luật này, đồng thời kết luận nội dung xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý và báo cáo người giải quyết tố cáo.
Trách nhiệm của Chánh thanh tra các cấp và Tổng Thanh tra Chính phủ
Chánh thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, Chánh thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh thanh tra sở, Chánh thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp khi được giao;
b) Xem xét, kết luận việc giải quyết tố cáo mà người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp đã giải quyết
nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp xem xét, giải quyết lại.
Tổng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm sau đây:
a) Xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ khi được giao;
b) Xem xét, kết luận việc giải quyết tố cáo mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
trường hợp kết luận việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết lại.
Kết luận nội dung tố cáo
Căn cứ vào nội dung tố cáo, văn bản giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo phải kết luận bằng văn bản về nội dung tố cáo.
Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung sau đây:
a) Kết quả xác minh nội dung tố cáo;
b) Kết luận việc tố cáo đúng, đúng một phần hoặc sai; xác định trách nhiệm của từng cá nhân về những nội dung tố cáo đúng hoặc đúng một phần;
c) Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền; kiến nghị biện pháp xử lý với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền (nếu có).
Việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo
Sau khi có kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo tiến hành xử lý như sau:
Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm quy định trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì phải thông báo bằng văn bản cho người bị tố cáo, cơ quan quản lý người bị tố cáo biết,
khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;
Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm quy định trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;
Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Gửi kết luận nội dung tố cáo
Người giải quyết tố cáo phải gửi kết luận nội dung tố cáo cho người bị tố cáo. Việc gửi văn bản phải đảm bảo không tiết lộ thông tin về người tố cáo và bảo vệ bí mật nhà nước.
Trong trường hợp người tố cáo có yêu cầu thông báo kết quả giải quyết tố cáo thì người giải quyết tố cáo gửi thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo.
Thông báo kết quả giải quyết tố cáo phải nêu rõ kết luận nội dung tố cáo, việc xử lý người bị tố cáo, trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước.
Người giải quyết tố cáo phải gửi kết luận nội dung tố cáo cho cơ quan thanh tra nhà nước và cơ quan cấp trên trực tiếp.
Việc tố cáo tiếp, giải quyết vụ việc tố cáo tiếp
Trường hợp quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết hoặc có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo là không đúng pháp luật thì người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người có trách nhiệm giải quyết tố cáo.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp xem xét, xử lý như sau:
a) Trường hợp quá thời hạn quy định tại Điều 21 của Luật này mà tố cáo không được giải quyết thì yêu cầu người có trách nhiệm giải quyết tố cáo phải giải quyết, trình bày rõ lý do về việc chậm giải quyết tố cáo;
có biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm của người có trách nhiệm giải quyết tố cáo;
b) Trường hợp việc giải quyết tố cáo của người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp là đúng pháp luật thì không giải quyết lại, đồng thời thông báo cho người tố cáo về việc không giải quyết lại và yêu cầu họ chấm dứt việc tố cáo;
c) Trường hợp việc giải quyết tố cáo của người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp là không đúng pháp luật thì tiến hành giải quyết lại theo trình tự quy định tại Điều 18 của Luật này.
Trách nhiệm của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát khi nhận được tố cáo hoặc hồ sơ vụ việc tố cáo có dấu hiệu tội phạm
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo hoặc hồ sơ vụ việc tố cáo theo quy định tại khoản 3 Điều 20, khoản 3 Điều 25 của Luật này,
cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải thông báo bằng văn bản về việc thụ lý, xử lý cho cơ quan, tổ chức chuyển tố cáo hoặc hồ sơ vụ việc tố cáo biết;
trường hợp tố cáo có nội dung phức tạp thì thời hạn thông báo có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày.
Hồ sơ vụ việc tố cáo
Việc giải quyết tố cáo phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ vụ việc tố cáo bao gồm:
a) Đơn tố cáo hoặc bản ghi nội dung tố cáo;
b) Quyết định thụ lý giải quyết tố cáo;
c) Biên bản xác minh, kết quả giám định, thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình giải quyết;
d) Văn bản giải trình của người bị tố cáo;
đ) Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo trong trường hợp người giải quyết tố cáo giao cho người khác tiến hành xác minh;
e) Kết luận nội dung tố cáo;
g) Quyết định xử lý, văn bản kiến nghị biện pháp xử lý (nếu có);
h) Các tài liệu khác có liên quan.
Hồ sơ vụ việc tố cáo phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu.
Việc lưu giữ, khai thác, sử dụng hồ sơ vụ việc tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật, bảo đảm không tiết lộ thông tin về người tố cáo.
Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo
Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị tố cáo công tác;
b) Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo;
c) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
Việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo phải bảo đảm không tiết lộ thông tin về người tố cáo và những nội dung thuộc bí mật nhà nước.
Chính phủ quy định chi tiết việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.
STT |
Danh sách dịch vụ thủ tục tố cáo hợp pháp các tỉnh thành
|
STT |
Danh sách dịch vụ thủ tục tố cáo hợp pháp các tỉnh thành
|
1 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại An Giang |
33 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Kon Tum |
2 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Bà Rịa – Vũng Tàu |
34 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Lai Châu |
3 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Bắc Giang |
35 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Lâm Đồng |
4 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Bắc Kạn |
36 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Lạng Sơn |
5 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Bạc Liêu |
37 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Lào Cai |
6 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Bắc Ninh |
38 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Long An |
7 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Bến Tre |
39 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Nam Định |
8 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Bình Định |
40 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Nghệ An |
9 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Bình Dương |
41 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Ninh Bình |
10 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Bình Phước |
42 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Ninh Thuận |
11 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Bình Thuận |
43 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Phú Thọ |
12 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Cà Mau |
44 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Phú Yên |
13 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Cần Thơ |
45 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Quảng Bình |
14 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Cao Bằng |
46 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Quảng Nam |
15 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Đà Nẵng |
47 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Quảng Ngãi |
16 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Đắk Lắk |
48 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Quảng Ninh |
17 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Đắk Nông |
49 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Quảng Trị |
18 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Điện Biên |
50 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Sóc Trăng |
19 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Đồng Nai |
51 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Sơn La |
20 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Đồng Tháp |
52 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Tây Ninh |
21 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Gia Lai |
53 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Thái Bình |
22 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Hà Giang |
54 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Thái Nguyên |
23 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Hà Nam |
55 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Thanh Hóa |
24 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Hà Nội |
56 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Thừa Thiên Huế |
25 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Hà Tĩnh |
57 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Tiền Giang |
26 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Hải Dương |
58 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại TP Hồ Chí Minh |
27 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Hải Phòng |
59 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Trà Vinh |
28 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Hậu Giang |
60 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Tuyên Quang |
29 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Hòa Bình |
61 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Vĩnh Long |
30 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Hưng Yên |
62 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Vĩnh Phúc |
31 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Khánh Hòa |
63 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Yên Bái |
32 |
Thủ tục tố cáo hợp pháp tại Kiên Giang |
DANH SÁCH DỊCH VỤ THỦ TỤC TỐ CÁO HỢP PHÁP TẠI 63 TỈNH THÀNH TRÊN CẢ NƯỚC
|
Trên đây là bài viết tham khảo về chủ đề trình tự thủ tục tố cáo hợp pháp hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
LEGALZONE COMPANY
Hotline tư vấn: 0936 037 464
Email: [email protected]
Website: https://lsu.vn/
Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
———————————-
Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy
Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy
Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy
Facebook Luật sư Việt Nam: https://www.facebook.com/lsu.vn
Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
- Vai trò của Trưởng thôn trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự
- So sánh quyền sao chụp tài liệu tại Tòa án của luật sư và các cá nhân khác trong vụ án dân sự, hình sự
- Có được chuộc lại tài sản bị người khác bán
- Đã trả tiền mua đất nhưng bị lật lọng vì không có văn bản mua bán thì phải làm thế nào?
- Các trường hợp bị thu hồi đất theo quy định pháp luật 2023
- Quy trình khiếu nại về việc chậm cấp sổ đỏ
- Quy định về giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư
- Khả năng chịu trách nhiệm của chủ đầu tư dự án trong vụ bé Hạo Nam
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký