Tìm hiểu về doanh nghiệp dịch vụ
Doanh nghiệp dịch vụ là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Doanh nghiệp dịch vụ là gì?
Với sự phát triển của kinh tế – xã hội như hiện nay, ngành dịch vụ đã và đang trở thành lĩnh vực được quan tâm rất nhiều bởi nó có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy các ngành sản xuất khác phát triển, dịch chuyển nền cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc thành lập các doanh nghiệp dịch vụ vì lẽ đó trở thành thực trạng tất yếu khách quan. Vậy doanh nghiệp dịch vụ là gì? Kính mời quý khách hàng theo dõi bài viết dưới đây của Legal zone chúng tôi.
Ở Việt Nam cũng có nhiều cách định nghĩa khác nhau về dịch vụ. Theo từ điển Bách Khoa Toàn thư Việt Nam, dịch vụ là những hoạt động phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt. Và dựa vào nhu cầu và tùy theo sự phân công lao động mà có nhiều loại dịch vụ: Dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh; Dịch vụ phục vụ sinh hoạt công cộng; Dịch vụ cá nhân dưới hình thức những dịch vụ gia đình; những dịch vụ tinh thần dựa trên những nghiệp vụ đòi hỏi khả năng đặc trên (hoạt động nghiên cứu, môi giới, quảng cáo); những dịch vụ liên quan đến đời sống và sinh hoạt công cộng (sức khỏe, giáo dục, giải trí); những dịch vụ về chỗ ở,… Còn quan niệm khác cho rằng dịch vụ là các lao động của con người được kết tinh trong giá trị của kết quả hay trong giá trị của các loại sản phẩm vô hình và không thể nắm bắt được.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Giá năm 2012: “Dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật”.
Là một loại hàng hóa đặc biệt, dịch vụ có những đặc trưng sau:
Thứ nhất, dịch vụ có tính chất vô hình. Điều này thể hiện ở chỗ dịch vụ là những thứ mà khi đem bán nó không thể rơi vào chân bạn được. Người ta không thể nhìn thấy, thử mùi vị, nghe chúng trước khi tiêu dùng. Khách hàng không thể biết chất lượng phục vụ của một khách sạn nếu không đến đó thử đặt phòng hay học viên không thể biết được chất lượng giảng dạy nếu không trực tiếp tham dự lớp học… Người tiêu dùng chỉ có thể tìm kiếm các dấu hiệu chứng tỏ chất lượng dịch vụ cung ứng đó như: thương hiệu, danh tiếng người cung ứng, biểu tượng, giá cả hay qua sự mô tả về dịch vụ đó của các khách hàng đã sử dụng dịch vụ hoặc thông qua thông tin quảng cáo. Chính vì vậy, việc lượng hóa, thống kê, đánh giá chất lượng và quy mô cung cấp dịch vụ của một công ty, nếu xét ở tầm vĩ mô và của một quốc gia, nếu xét ở tầm vĩ mô, trở nên khó khăn hơn so với hàng hóa hữu hình rất nhiều. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ, có một số loại dịch vụ là hữu hình, ví dụ báo cáo của nhà tư vấn được ghi trên đĩa mềm. Trong khi đó có một số loại hàng hóa lại có tính vô hình, ví dụ quyền sở hữu trí tuệ.
Thứ hai, dịch vụ có tính không đồng nhất và khó xác định chất lượng. Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào người cung cấp chúng còn việc không đồng nhất của chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào hoàn cảnh tạo ra dịch vụ như thời gian, địa điểm mặc dù cùng là một người cung cấp. Ví dụ chất lượng của một ca phẫu thuật thẩm mỹ có thể thành công với khách hàng này nhưng không thành công với một khách hàng khác bởi mức độ chất lượng của nó phụ thuộc tay nghề của bác sĩ thực hiện, các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ và còn cả bởi các yếu tố tâm lý của họ, điều tương tự cũng có thể diễn ra đối với chất lượng đào tạo của một lớp học.
Thứ ba, dịch vụ có tính không thể tách rời và không lưu trữ được. Quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời. Một dịch vụ được tiêu dùng khi nó đang được tạo ra và khi ngừng quá trình sản xuất có nghĩa là việc tiêu dùng đó cũng ngừng lại. Khác với sản xuất vật chất, sản xuất dịch vụ không thể sản xuất sẵn rồi lưu vào kho chờ tiêu thụ. Khi tính toán sản lượng của nền kinh tế, Ban phân tích kinh tế Bộ Thương mại Hoa Kỳ cũng đã nêu “các ngành dịch vụ là những ngành mà sản phẩm của nó không thể được lưu trữ và được tiêu dùng tại thời điểm và nơi diễn ra hoạt động mua bán” .
Thứ tư, là cách thức bảo hộ các ngành dịch vụ nội địa.
Các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa nói chung thường được bảo hộ bằng cách đánh thuế hoặc áp dụng các biện pháp phi thuế quan tại cửa khẩu. Còn đối với các ngành dịch vụ, do bản chất vô hình của dịch vụ và vì nhiều giao dịch dịch vụ không cần sự dịch chuyển qua biên giới, nên không thể bảo hộ các ngành dịch vụ bằng các biện pháp áp dụng tại cửa khẩu. Các ngành công nghiệp dịch vụ chủ yếu được bảo hộ bằng pháp luật quốc gia về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ví dụ, cấm các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài (ngân hàng, công ty bảo hiểm) đầu tư vào hoặc thành lập chi nhánh để cung cấp dịch vụ; hoặc không áp dụng nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc, nguyên tắc đãi ngộ quốc gia.
Tuy nhiên, hầu như trong mọi hoạt động cung ứng dịch vụ đều có sự xuất hiện của các sản phẩm hữu hình như là các yếu tố phụ trợ. Cũng như vậy, khi tiến hành mua bán trao đổi bất kỳ hàng hóa hữu hình nào cũng đều cần đến các dịch vụ hỗ trợ. Người ta thấy rằng sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các hoạt động kinh tế cũng như tính phức tạp của chúng làm cho việc phân biệt giữa các ngành kinh tế trở nên thực sự khó khăn. Điều này cũng giải thích rằng sự phân biệt giữa dịch vụ và hàng hóa chỉ mang tính chất tương đối.
Dịch vụ và hàng hóa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Quá trình hình thành và phát triển dịch vụ gắn liền với sự phát triển của phân công lao động xã hội và của sản xuất hàng hóa. Sản xuất hàng hóa càng phát triển và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng thì các ngành dịch vụ cũng sẽ được hình thành và phát triển nhiều hơn, đa dạng hơn. Nếu như trước đây, nói đến một nền kinh tế, người ta chỉ nói đến hai lĩnh vực then chốt là nông nghiệp và công nghiệp thì ngày nay, lĩnh vực được quan tâm đến nhiều cũng như chiếm tỷ trọng khá cao trong GDP của các quốc gia lại là lĩnh vực dịch vụ – ngành kinh tế thứ ba của nền kinh tế.
Theo quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”.
=> Như vậy, có thể kết luận rằng doanh nghiệp dịch vụ là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật dưới các loại hình chẳng hạn CTCP, CT TNHH, doanh nghiệp tư nhân…nhằm kinh doanh các loại các loại dịch vụ được quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam chẳng hạn như dịch vụ tư vấn, vận chuyển, thẩm mỹ, giáo dục…để đạt mục tiêu lợi nhuận.
Đặc điểm của doanh nghiệp dịch vụ
– Được thành lập và đăng kí kinh doanh theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP tùy thuộc tính chất của mỗi loại hình kinh doanh, chủ thể kinh doanh mà pháp luật quy định.
– Được thừa nhận là thực thể pháp lí; có thể nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật. Doanh nghiệp được tham gia vào tất cả các quan hệ trong giao lưu dân sự cũng như các quan hệ tố tụng;
– Chức năng, nhiệm vụ chính của doanh nghiệp dịch vụ là kinh doanh các lĩnh vực thuộc ngành dịch vụ được cho phép kinh doanh tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Doanh nghiệp được thực hiện các hoạt động kinh doanh như sản xuất, mua bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ nhằm mục tiêu thu lợi nhuận hoặc thực hiện chính sách kinh tế – xã hội.
Nơi có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp dịch vụ là Phòng Đăng ký Kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
- Công ty Luật TNHH Legalzone tuyển dụng vị trí: Chuyên viên Tố tụng
- Công ty luật Legalzone tuyển Nhân Viên Tư Vấn Pháp Luật Doanh nghiệp
- Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế
- Doanh nghiệp cần bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ những gì?
- Khả năng chịu trách nhiệm của chủ đầu tư dự án trong vụ bé Hạo Nam
- Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp trọn gói
- Hướng dẫn soạn hồ sơ và mô tả tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
- DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TRỌN GÓI
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký