Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm hiểu về các loại thị thực

Tìm hiểu về các loại thị thực

Chuyên mục: Tin pháp luật
Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    Hiện nay số lượng người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam ngày càng tăng vì nhiều lý do khác nhau, và với mỗi mục đích nhập cảnh có một loại visa tương ứng.

    Do đó nếu dự định du lịch Việt Nam, bạn cần nắm được một số thông tin pháp lý cơ bản để chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi.  Tuỳ vào quốc tịch và mục đích nhập cảnh mà bạn cần xin thị thực nhập cảnh, giấy phép cư trú và/hoặc giấy phép lao động vào Việt Nam.

    Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu các loại visa Việt Nam phổ biến và các đặc điểm tương ứng của từng loại.

    1. Visa du lịch

    Visa du lịch đươc cấp cho người nước ngoài đến Việt Nam chỉ cho mục đích du lịch, không phải để làm việc tại Việt Nam.

    Tuỳ vào thời gian lưu trú và số lần nhập cảnh, visa du lịch Việt Nam được chia thành:

    • Visa nhập cảnh 1 tháng 1 lần
    • Visa nhập cảnh 1 tháng nhiều lần
    • Visa nhập cảnh 3 tháng 1 lần, và
    • Visa nhập cảnh 3 tháng nhiều lần

    Ngoài ra, công dân Mỹ khi đến du lịch Việt Nam có thêm 1 lựa chọn làm thị thực nhập cảnh khác là: visa nhập cảnh 1 năm nhiều lần. 

    Tuy nhiên, theo quy định của luật xuất nhập cảnh mới, thị thục du lịch DL có thời hạn trên 30 ngày thì cấp tạm trú 30 ngày, và được xem xét gia hạn.

    Hiện nay bạn có 3 cách để xin visa du lịch vào Việt Nam, bao gồm:

    • Xin visa nhập cảnh tại sân bay (Visa on arrival – VOA). Đây là cách tối ưu nhất để xin visa cho người nước ngoài đến Việt Nam bằng đường hàng không.
    • Xin visa tại các Đại sứ quán Việt Nam;
    • Xin e-visa Việt Nam (hiện nay chỉ áp dụng cho loại nhập cảnh 1 tháng 1 lần và cho công dân của 80 quốc gia)

    2. Visa công tác

    Loại visa phổ biến thứ hai là visa công tác – visa doanh nghiệp, hay visa thương mại. Theo luật mới, loại visa này được phân thành 2 loại nhỏ, bao gồm:

    • visa DN1 – cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam;
    • visa DN2 -cấp cho người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại,t hực hiện các hoạt động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

    Cũng giống như visa du lịch, visa công tác Việt Nam được chia làm 4 loại tuỳ thuộc vào thời gian lưu trú có hiệu lực và số lần nhập cảnh:

    • Visa 1 tháng nhập cảnh 1 lần
    • Visa 1 tháng nhập cảnh nhiều lần
    • Visa 3 tháng nhập cảnh 1 lần, và
    • Visa 3 tháng nhập cảnh nhiều lần

    Hiện nay bạn có 3 cách để xin visa công tác vào Việt Nam, bao gồm:

    • Xin visa nhập cảnh tại sân bay (Visa on arrival – VOA). Đây là cách tối ưu nhất để xin visa cho người nước ngoài đến Việt Nam bằng đường hàng không.
    • Xin visa tại các Đại sứ quán Việt Nam;
    • Xin e-visa Việt Nam (hiện nay chỉ áp dụng cho loại nhập cảnh 1 tháng 1 lần và cho công dân của 80 quốc gia)

    3. Visa du học

    Visa du học Việt Nam được cấp cho người nước ngoài đến Việt Nam để học tập.

    Thông thường bạn sẽ lấy loại visa này sau khi đến Việt Nam. Bạn có thể vào Việt Nam bằng visa du lịch, sau đó nộp đơn xin thay đổi tình trạng thị thực tại Cục Xuất Nhập Cảnh Việt Nam sau khi đăng kí khoá học. Cách đơn giản nhất để xin visa đến Việt nam là sử dụng dịch vụ xin visa của một công ty được cấp phép làm dịch vụ xin visa Việt Nam.

    4. Visa lao động

    Visa lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam có ký hiệu là LĐ1 và LĐ2, thời hạn tối đa của visa làm việc LĐ là 2 năm.

    Visa LĐ1 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giáy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác;

    Visa LĐ2 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động.

    Xin visa lao động Việt Nam như thế nào?

    Để xin visa làm việc tại Việt nam,

    Bạn phải yêu cầu công ty tại Việt Nam mà bạn sẽ làm việc xin thư chấp thuận visa thị thực lao động tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam;

    Sau đó, tùy theo loại công văn chấp thuận thị thực, bạn sẽ đến cơ quan đại diện của Việt nam tại nước ngoài hoặc đến sân bay Việt nam dán tem visa vào hộ chiếu.

    Lưu ý:

    Loại giấy tờ quan trọng nhất để xin visa làm việc tại Việt nam là giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận được miễn giấy phép lao động. Nếu bạn muốn xin loại visa này trong khi bạn không có giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận được miễn giấy phép lao động, thì bạn nên xin visa thương mại trước, công ty bảo lãnh cho bạn xin visa thương mại chính là công ty bạn sẽ làm việc. Rồi sau khi có giấy phép lao động, bạn mới xin được visa lao động.

    Thông thường, bạn không phải nộp Lý lịch tư pháp hoặc Giấy khám sức khỏe khi xin visa lao động tại Việt Nam.

    Khi xin visa làm việc tại Việt nam, bạn sẽ phải thanh toán 02 loại phí cơ bản, đó là phí xin công văn chấp thuận thị thực và phí dán tem tại Đại sứ quán hoặc sân bay Việt Nam.

    5. Visa điện tử

    Visa điện tử (ký hiệu EV) là loại visa được Cục Xuất nhập cảnh online. Visa điện tử có thời hạn tối đa 30 ngày và người có visa điện tử có thể nhập cảnh Việt Nam qua 1 trong 33 cửa khẩu quy định.

    Visa điện tử hiện chỉ được cấp cho công dân 81 quốc gia.

    Phân loại visa theo thời gian hiệu lực visa và số lần nhập cảnh Việt Nam

    Theo tiêu chí này, visa thị thực Việt nam được phân thành:

    • Visa 1 tháng nhập cảnh 1 lần
    • Visa 2 tháng nhập cảnh nhiều lần
    • Visa 3 tháng nhập cảnh 1 lần
    • Visa 3 tháng nhập cảnh nhiều lần
    • Visa 6 tháng nhập cảnh nhiều lần
    • Visa 1 năm nhập cảnh nhiều lần

    Sự khác nhau cơ bản giữa visa nhập cảnh 1 lần và visa nhập cảnh nhiều lần là số lần nhập cảnh vào Việt Nam. Trong khi visa (thị thực) nhập cảnh một lần chỉ cho du khách vào Việt Nam một lần duy nhất. Một khi rời khỏi Việt nam, thì du khách cần phải xin visa mới để tái nhập cảnh vào Việt Nam. Còn visa nhập cảnh nhiều lần cho phép du khách tự do ra vào Việt Nam trong thời hạn visa.

    Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam

    Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.

    Điện thoại: 0936 037 474

    Email: [email protected]

    Tìm kiếm

    VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

    ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

    Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký