Thủ tục Thành lập doanh nghiệp xã hội 2021
Thủ tục Thành lập doanh nghiệp xã hội 2021 như thế nào?
Doanh nghiệp xã hội đang hiện đang là một trong những loại hình doanh nghiệp ngày càng phát triển tại Việt Nam. Khác với những loại hình doanh nghiệp, công ty khác, Doanh nghiệp xã hội hoạt động với mục tiêu chính là hướng đến cộng đồng và lợi ích chung cho toàn xã hội.Vậy thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội 2021 được thực hiện như thế nào? Các điều kiện để thành lập doanh nghiệp xã hội cần đáp ứng được những quy định nào? Với những câu hỏi nêu trên, Legalzone sẽ trả lời thông qua nội dung bài viết dưới đây.
Khái niệm doanh nghiệp xã hội?
Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của luật doanh nghiệp hiện hành. Đây là loại hình doanh nghiệp thành lập với mục đích vì cộng đồng, vì xã hội và trong quá trình hoạt động doanh nghiệp này sẽ trích 51% tổng lợi nhuận hằng năm của mình để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
Hiện nay, doanh nghiệp xã hội hoạt động dưới các hình thức cơ bản như sau:
+ Doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận
Ví dụ các doanh nghiệp thành lập theo các tổ chức, nhóm tình nguyện, người chung sống với HIV/AIDS…
+ Doanh nghiệp xã hội có lợi nhuận
+ Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận
Điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội
Trước khi muốn thực hiện Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội thì Doanh nghiệp dự kiến thành lập phải đáp ứng được những điều kiện về:
– Là doanh nghiệp phải đăng ký theo quy định của pháp luật về Luật doanh nghiệp.
– Mục tiêu hoạt động của Doanh nghiệp xã hội nhằm giải quyết một vấn đề xã hội, vấn đề của môi trường và Doanh nghiệp luôn hướng đến lợi ích cộng đồng;
– Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận của doanh nghiệp hằng năm dùng để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu lớn về xã hội, cộng đồng môi trường như đã đăng ký từ khi thành lập.
Như vậy, bản chất của mô hình doanh nghiệp xã hội chủ yếu hướng đến mục tiêu lợi ích vì xã hội, hướng đến vì cộng đồng nên khi thực hiện thành lập cơ quan có thẩm quyền luôn tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan với những doanh nghiệp này.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội
Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp mà Khách hàng muốn thành lập là công ty Cổ phần hay Thành lập Công ty TNHH, …thì hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sẽ có những yêu cầu khác nhau để phù hợp với quy định của pháp luật.
Tương tự như vậy với mô hình doanh nghiệp xã hội thì Luật doanh nghiệp cũng yêu cầu chủ sở hữu, người thành lập doanh nghiệp khi đăng ký cần chuẩn bị những giấy tờ như sau:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp xã hội theo mẫu sẵn;
– Điều lệ của doanh nghiệp xã hội, điều lệ yêu cầu phải có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập;
– Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc doanh sách cổ đông của công ty với trường hợp thành lập là công ty cổ phần;
– Giấy ủy quyền cho Luật Hoàng Phi thay mặt thực hiện các thủ tục liên quan và tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.
– Bản sao căn cước công dân/ chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực không qua 6 tháng của các thành viên tham gia góp vốn, cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật.
– Bản Cam kết của Doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường theo mẫu của Thông tư số 04/2016/TT-BKHĐT.
Các bước thành lập doanh nghiệp xã hội
Trong quá trình thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội Khách hàng có thể tiến hành theo các bước hướng dẫn của Luật Hoàng Phi để việc đăng ký trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.
Bước 1:
Doanh nghiệp đặt tên, song doanh nghiệp lưu ý tên doanh nghiệp xã hội phải đảm bảo 02 thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng (bao gồm cụm từ “xã hội”)Với cách đặt tên của doanh nghiệp thì cũng tương tự như cách đặt tên của các loại hình doanh nghiệp thông thường như không được đặt tên trùng hay gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã đăng ký, không được sử dụng tên của tổ chức chính trị, cơ quan nhà nước…
Bước 2:
Chuẩn bị hồ sơ và tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký
Bước 3:
Người thành lập, chủ sở hữu doanh nghiệp xã hội hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thuộc Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Bước 4:
Phòng đăng ký kinh doanh thực hiện tiếp nhận và giải quyết hồ sơ theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật doanh nghiệp. Theo quy định thì trong thời hạn 03 ngày làm việc tính từ ngày cơ quan đăng ký tiếp nhận hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ theo đúng yêu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư thực hiện cập nhật Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường vào hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp và công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp xã hội và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp nộp hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo bằng văn bản, trong văn bản nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ doanh nghiệp biết.
Dưới đây là những thông tin mà Legalzone muốn gửi đến Khách hàng trong việc đi tìm hiểu các quy định thành lập công ty nói chung và thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội nói riêng. Khi tham khảo nội dung bài viết, Khách hàng có điều gì thắc mắc xin liên hệ để được tư vấn viên hỗ trợ nhanh nhất.
Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
- Công ty Luật TNHH Legalzone tuyển dụng vị trí: Chuyên viên Tố tụng
- Công ty luật Legalzone tuyển Nhân Viên Tư Vấn Pháp Luật Doanh nghiệp
- Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế
- Doanh nghiệp cần bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ những gì?
- Khả năng chịu trách nhiệm của chủ đầu tư dự án trong vụ bé Hạo Nam
- Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp trọn gói
- Hướng dẫn soạn hồ sơ và mô tả tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
- DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TRỌN GÓI
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký