Thủ tục khiếu nại hành chính và các vấn đề cần lưu ý
Khiếu nại hành chính là một hoạt động diễn ra khá phổ biến trong đời sống xã hội hiện nay; bất kỳ hành vi hành chính hay quyết định hành chính nào vi phạm pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; tổ chức đều có thể bị khiếu nại. Legalzone xin gửi đến bạn đọc các giải đáp thắc mắc về Thủ tục khiếu nại hành chính và các vấn đề cần lưu ý.
Khiếu nại là gì?
Theo quy định của Luật khiếu nại năm 2011; thì Khiếu nại là việc công dân; cơ quan; tổ chức hoặc cán bộ; công chức theo thủ tục do Luật này quy định; đề nghị cơ quan; tổ chức; cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính; hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước; của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ; công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật; xâm phạm quyền; lợi ích hợp pháp của mình.
Đối tượng khiếu nại
Căn cứ theo định nghĩa trên; thì đối tượng khiếu nại bao gồm Quyết định hành chính; hành vi hành chính; và quyết định kỷ luật cán bộ; công chức.
– Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
– Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước; của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ; công vụ theo quy định của pháp luật.
– Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan; tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ; công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ; công chức.
Đối tượng khiếu nại là căn cứ để giải quyết một vụ việc khiếu nại hành chính; nếu không có đối tượng khiếu nại thì yêu cầu khiếu nại của người khiếu nại sẽ không thể được giải quyết; vì vậy cần phải xác định được rõ đối tượng khiếu nại để đảm bảo yêu cầu khiếu nại sẽ được giải quyết thỏa đáng.
Để trở thành đối tượng khiếu nại; thì hành vi hành chính; quyết định hành chính hoặc quyết định kỷ luật đó phải trái quy định của luật; xâm hại đến quyền; lợi ích của công dân; tổ chức.
Chủ thể khiếu nại
Chủ thể khiếu nại chính là những người có quyền khiếu nại bao gồm: công dân; cơ quan; tổ chức hoặc cán bộ; công chức thực hiện quyền khiếu nại.
Một người hoặc cơ quan; tổ chức muốn trở thành chủ thể khiếu nại thì phải có quyết định hành chính; hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ; công chức trái pháp luật xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích của người đó; tổ chức đó.
Nếu người/tổ chức là đối tượng điều chỉnh của quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính; nhưng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó không xâm phạm đến lợi ích của mình thì họ cũng không thể trở thành chủ thể khiếu nại.
Người khiếu nại phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; nếu người đó không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì phải thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp.
Thời hiệu khiếu nại
Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày; kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính; hành vi hành chính.
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
Cơ quan; tổ chức; cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại bao gồm: Chủ tịch UBND các cấp; thủ trưởng cơ quan thuộc sở hoặc tương đương; Giám đốc sở và cấp tương đương; Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ; thuộc cơ quan ngang bộ; cơ quan thuộc chính phủ; Bộ trưởng; Tổng thanh tra chính phủ; Chánh thanh tra các cấp và Thủ tướng chính phủ.
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại thể hiện rằng cá nhân; cơ quan tổ chức trực tiếp giải quyết khiếu nại; nếu xác định không đúng thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì sẽ không được giải quyết khiếu nại.
Trình tự; thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu
Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại tới chủ thể có thẩm quyền
Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Bước 2: Thủ lý giải quyết khiếu nại
Trong thời hạn 10 ngày; kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 của Luật này; người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết; thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại; cơ quan; tổ chức; cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
Bước 3: Giải quyết khiếu nại
– Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày; kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày; kể từ ngày thụ lý.
– Trong thời hạn giải quyết khiếu nại; người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải tiến hành công việc sau:
+) Kiểm tra lại quyết định hành chính; hành vi hành chính của mình; của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp; nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay;
+) Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh; kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan; tổ chức; cá nhân có trách nhiệm (sau đây gọi chung là người có trách nhiệm xác minh) xác minh nội dung khiếu nại; kiến nghị giải quyết khiếu nại.
– Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu; nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại; người bị khiếu nại; người có quyền và nghĩa vụ liên quan; cơ quan; tổ chức; cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại; yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành công khai; dân chủ.
Xem thêm: Thủ tục tiến hành hòa giải theo quy định tố tụng dân sự
Bước 4: Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại
– Căn cứ quy định của pháp luật; kết quả xác minh nội dung khiếu nại; kết quả đối thoại (nếu có); người giải quyết khiếu nại ban hành quyết định giải quyết khiếu nại
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc; kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại; người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại; thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại hoặc người có thẩm quyền; người có quyền; nghĩa vụ liên quan; cơ quan; tổ chức; cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.
Trường hợp sau khi hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà không được giải quyết hoặc đã nhận được kết quả giải quyết khiếu nại nhưng người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết có thể nộp hồ sơ giải quyết khiếu nại lần 2 theo quy định.
Trên đây là một số thông tin Legalzone muốn chia sẻ tới bạn đọc về Thủ tục khiếu nại hành chính và các vấn đề cần lưu ý. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kịp thời tư vấn.
Xin cảm ơn!
Hotline tư vấn: 0936 037 464
Email: [email protected]
Website: https://lsu.vn/
Hệ thống: Thủ tục pháp luật
Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
———————————-
Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy
Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy
Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy
Facebook Luật sư Việt Nam:https://www.facebook.com/lsu.vn
Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
- Công ty Luật TNHH Legalzone tuyển dụng vị trí: Chuyên viên Tố tụng
- Công ty luật Legalzone tuyển Nhân Viên Tư Vấn Pháp Luật Doanh nghiệp
- Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế
- Doanh nghiệp cần bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ những gì?
- Khả năng chịu trách nhiệm của chủ đầu tư dự án trong vụ bé Hạo Nam
- Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp trọn gói
- Hướng dẫn soạn hồ sơ và mô tả tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
- DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TRỌN GÓI
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký