Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Thủ tục điều chỉnh giấy phép môi trường

Thủ tục điều chỉnh giấy phép môi trường

Chuyên mục: Tin pháp luật
Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    Hiện nay, môi trường là một trong các vấn đề nóng bỏng luôn được xã hội quan tâm. Tuy nhiên, song song với quá trình phát triển của nền kinh tế công nghiệp thì môi trường cũng đang ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng do hoạt động sinh hoạt và kinh doanh sản xuất của con người. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, Nhà nước và Chính phủ đã đưa ra các quy định về bảo vệ môi trường nhằm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có hành động hợp lý nhất.

    Để đảm bảo các dự án, kế hoạch sản xuất được diễn ra bình thường và quản lý một cách chặt chẽ, pháp luật đã quy định các đối tượng phải có giấy phép môi trường. Trong phạm vi bài viết này, LegalZone sẽ làm rõ các nội dung cấp đổi, điều chỉnh giấy phép môi trường môi trường theo quy định tại Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).

    Trình tự thực hiện: 

    * Bước 1. Nộp hồ sơ

    Tổ chức/cá nhân (Chủ dự án đầu tư, cơ sở) nộp hồ sơ trực tuyến đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện.

    Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường đến UBND cấp huyện khi có thay đổi một trong các nội dung cấp phép không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều 30 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP (trừ trường hợp thay đổi giảm nội dung cấp phép môi trường hoặc thay đổi khối lượng, loại chất thải nguy hại phát sinh; trường hợp thay đổi giảm nội dung cấp phép môi trường, việc thay đổi giấy phép môi trường được thực hiện khi có đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở) như sau:

    + Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải; 

    + Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải; vị trí, phương thức xả khí thải;

    + Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung; 

    + Các thay đổi khác. 

    * Bước 2. Kiểm tra hồ sơ 

    UBND cấp huyện xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ theo quy định; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì thông báo để tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

    * Bước 3. Thẩm định hồ sơ, trả kết quả

    + Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, UBND cấp huyện cấp giấy phép môi trường điều chỉnh cho chủ dự án đầu tư, cơ sở.

    + Trường hợp hồ sơ phải chỉnh sửa, bổ sung để bảo đảm đủ căn cứ cho việc cấp phép, UBND cấp huyện có văn bản thông báo cho chủ dự án và nêu rõ các nội dung phải chỉnh sửa, bổ sung. UBND cấp huyện không yêu cầu chủ dự án, cơ sở thực hiện các công việc khác ngoài các nội dung trong văn bản thông báo yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ này. Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, UBND cấp huyện cấp giấy phép môi trường điều chỉnh cho chủ dự án đầu tư, cơ sở. 

    Cách thức thực hiện: 

    Nộp hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của UBND cấp huyện hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện.

    Thành phần, số lượng hồ sơ: 

    01 bản chính Văn bản đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP). 

     Thời hạn giải quyết:

    + Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: Không quy định.

    + Thời hạn kiểm tra, cấp điều chỉnh giấy phép môi trường: Tối đa 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

    Thời gian tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ không tính vào thời gian giải quyết thủ tục hành chính của UBND cấp huyện.

    – Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường.

    – Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

    + Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

    + Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp huyện giao thực hiện.

    – Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép môi trường điều chỉnh (mẫu số 41 Phụ lục II phần phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT).

    – Phí, lệ phí: Không quy định

    – Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu 01: Văn bản đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).

    – Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Thay đổi nội dung cấp phép quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở hoặc theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường 2020.

    – Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

    + Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020.

    + Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

    + Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

    Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam

    Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.

    Điện thoại: 0936 037 474

    Email: [email protected]

    Tìm kiếm

    VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

    ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

    Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký