Thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại Hà Nam
Thành lập doanh nghiệp luôn là thủ tục được mọi người quan tâm. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều khó khăn đối với mọi người khi chưa nắm rõ được luật. Hôm nay, công ty Legalzone xin gửi tới mọi người bài viết về: Thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại Hà Nam.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Hà Nam:
1. Thủ tục thành lập doanh nghiệp gồm các bước:
- Bước 1: Xác định loại hình doanh nghiệp
- Bước 2: Xác định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
- Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ
- Bước 4: Nộp hồ sơ qua mạng điện tử
- Bước 5: Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nam
- Bước 6: Hoàn thiện thủ tục sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
2. Xác định loại hình công ty/doanh nghiệp
Thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại Hà Nam.
Trước khi tiến hành thủ tục thành lập công ty, việc đầu tiên mà chủ thể đầu tư cần làm đó là xác định loại hình công ty/doanh nghiệp
Theo quy định của luật doanh nghiêp hiện nay, nước ta có những loại hình hiện hành sau :
- Doanh nghiệp tư nhân;
- Doanh nghiệp nhà nước;
- Công ty cổ phần;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Công ty hợp danh.
Mỗi loại hình doanh nghiệp lại có những ưu nhược điểm khác nhau. Vì vậy chủ doanh nghiệp cần xác định quy mô, vốn,…để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.
3. Xác định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tại, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý, điều kiện và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
4. Nộp hồ sơ qua mạng điện tử
Sau khi soạn đầy đủ hồ sơ, người đại diện theo pháp luật và các thành viên trong công ty ( đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh) ký xác thực trên các loại giấy tờ.
Hoàn thành xong việc kê khai, người thực hiện thủ tục sẽ ký xác nhận và nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh (trên hệ thống).
5. Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nam
Sau thời gian xử lý hồ sơ, bộ phận tiếp nhận sẽ trả lời bằng văn bản về hệ thống và Email đã đăng ký.
Nếu hồ sơ không hợp lệ, doanh nghiệp điều chỉnh và nộp lại hồ sơ.
6. Một số lưu ý đối với công ty TNHH
Công ty TNHH một thành viên
- Công ty là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.
- Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
- Vốn điều lệ của công ty tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
- Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày. Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày. Việc điều chỉnh được tính từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ.
- Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ.
Công ty TNHH hai thành viên trở lên:
- Là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp. Và phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp.
- Là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá năm mươi.
- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
- Có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có trên mười một thành viên phải có Ban kiểm soát.
- Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ. Số thành viên dự họp sở hữu ít nhất 50% vốn điều lệ cho lần triệu tập thứ 2.
Trên đây là bài viết của công ty Legalzone về: Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Hà Nam.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua:
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
Website: https://lsu.vn/
- Quy định hiện hành về khắc dấu tên riêng, khắc dấu chức danh
- Điều kiện và thủ tục kinh doanh bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam
- Có được chuộc lại tài sản bị người khác bán
- Đòi lại tài sản đã bán được không
- Mở quán cafe nhỏ có phải đăng ký kinh doanh và đóng thuế không?
- Mẹ vay tiền, con có phải trả thay
- Tranh chấp phần thưởng có được từ trúng thưởng –
- Trái cây trổ sang vườn người khác, có được ăn không
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký