Thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam
Việt Nam đang là môi trường sống và làm việc được phần lớn người nước ngoài lựa chọn, dù gắn bó lâu dài hay có thời hạn thì việc quản lý người nước ngoài nói chung, quản lý nhà nước về cư trú đối với người nước ngoài nói riêng là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Một trong các hình thức quản lý về cư trú được áp dụng đó là việc cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài, áp dụng trong một số trường hợp nhất định và với các điều kiện cụ thể.
Thẻ tạm trú cho người nước ngoài là gì?
Thẻ tạm trú là một trong những vấn đề trọng tâm khi nhắc đến quản lý nhà nước về cư trú đối với người nước ngoài. Thẻ tạm trú, thẻ thường trú là những giấy tờ quan trọng và cần thiết cho phép người nước ngoài cư trú tại Việt Nam. Theo giải thích tại Khoản 13, Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam: “Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực.“
Dựa vào khái niệm này, có thể đưa ra các đặc điểm của thẻ tạm trú:
– Một là, thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp. Cụ thể là cơ quan quản lý xuất nhập cảnh – là cơ quan chuyên trách thuộc Bộ Công an làm nhiệm vụ quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. (Khoản 15, Điều 3, Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam)- Cục quản lý xuất nhập cảnh. Hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ ngoại giao, ví dụ: Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh.
– Hai là, thẻ tạm trú được cấp cho người nước ngoài. Đây là những cá nhân không có quốc tịch Việt Nam.
– Ba là, thẻ tạm trú cho phép người nước ngoài được cư trú có thời hạn. Việc xác định thời hạn tùy theo từng loại thẻ tạm trú, thường từ 02 năm đến 05 năm.
– Bốn là, thẻ tạm trú có giá trị thay thị thực. Theo giải thích tại Khoản 11 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam: “Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.” Việc ghi nhận thẻ tạm trú có giá trị thay thị thực cũng hoàn toàn hợp lý bởi bản chất của thẻ tạm trú bao hàm thị thực.
Các trường hợp được cấp thẻ tạm trú và ký hiệu thẻ tạm trú:
Theo quy định tại Khoản 14 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019, có 02 trường hợp được cấp thẻ tạm trú (gắn với ký hiệu thẻ tạm trú):
Trường hợp 1 (bắt buộc): Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.
Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự bao gồm người đứng đầu cơ quan đại diện, viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự và nhân viên cơ quan đại diện. Việc cấp thẻ tạm trú đối với các đối tượng này cũng được xem là một trong các nội dung về ưu đãi ngoại giao trong theo xu hướng của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Các thành viên của cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ thường đến Việt Nam với vai trò quan trọng, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của họ có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của quốc gia, hỗ trợ các quốc gia trong một số chiến dịch, do đó, việc cấp thẻ tạm trú cũng là điều dể hiểu để họ có khả năng chủ động thực hiện trách nhiệm của mình. Đối vợ, chồng, con dưới 18 tuổi và người giúp việc cũng được cấp là sự “đi theo” chính sách cấp thẻ tạm trú đối với các đối tượng đặc biệt.
Việc cấp thẻ thị thực trong trường hợp này khá đơn giản và việc quản lý cũng hiệu quả bởi hoạt động của người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam thường có nhiệm kỳ cụ thể, thẻ tạm trú có thời hạn cũng sẽ gắn với thời hạn nhiệm kỳ này.
Thẻ tạm trú áp dụng đối với trường hợp này có ký hiệu là NG3.
Trường hợp 2 (xét cấp): Người nước ngoài nhập cảnh bằng thị thực có ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2, TT.
Đây là trường hợp loại trừ trường hợp 1, việc xác định người nhập cảnh bằng thị thực có các ký hiệu trên được quy định tại Điều 8 Luật Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 và Điểm c, đ, g, i Khoản 3 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019. Việc cấp thẻ tạm trú trong trường hợp này không phát sinh đương nhiên mà dựa trên đề nghị và các điều kiện khác áp dụng đồng thời để được cấp thẻ tạm trú.
Ký hiệu thẻ tạm trú trong trường hợp này được áp dụng tương tự như ký hiệu thị thực: LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2, TT.
Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
- Công ty Luật TNHH Legalzone tuyển dụng vị trí: Chuyên viên Tố tụng
- Công ty luật Legalzone tuyển Nhân Viên Tư Vấn Pháp Luật Doanh nghiệp
- Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế
- Doanh nghiệp cần bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ những gì?
- Khả năng chịu trách nhiệm của chủ đầu tư dự án trong vụ bé Hạo Nam
- Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp trọn gói
- Hướng dẫn soạn hồ sơ và mô tả tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
- DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TRỌN GÓI
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký