Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp

Tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp

Chuyên mục: Tin pháp luật
Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    Giá trị của tài sản trí tuệ cần được thể hiện đầy đủ trong bảng cân đối tài chính của doanh nghiệp, mặc dầu đó là tài sản vô hình

    Tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp

    Nguồn gốc của tài sản trí tuệ 

             Nền kinh tế tri thức đang dần hình thành và phát triển trên toàn thế giới cũng như trong nước và ở thành phố Hồ Chí Minh. Đại diện của nó là các doanh nghiệp. Quá trình thành lập, tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp cũng có thể xem là quá trình phát triển của tài sản trí tuệ. Đó chính là quá trình áp dụng trí tưởng tượng, những đổi mới và sáng tạo trên một nền tri thức hiện hữu để giải quyết các vấn đề của sản xuất và kinh doanh. Tài sản trí tuệ là con đẻ của trí tưởng tượng mà tri thức là bà đỡ của nó. Tri thức bao gồm những kiến thức, kinh nghiệm về khoa học, công nghệ của tự nhiên và xã hội ; quan trọng ở đây là những hiểu biết thông thạo về pháp luật sở hữu trí tuệ. Dùng trí tưởng tượng để giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Có người (Albert Einstein) đã nói : “ Trí tưởng tượng quan trọng hơn tri thức ”.

             Công việc sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp luôn được bao quanh bởi những sáng tạo thuộc sở hữu trí tuệ, mà từ đó phát sinh mọi loại quyền theo pháp luật. Tài sản trí tuệ bao gồm khoa học, công nghệ, nghệ thuật sáng tạo đã định dạng cho sự tồn tại, phát triển và tạo ra sự thịnh vượng cho các doanh nghiệp. Sự khao khát lợi nhuận của nhà doanh nghiệp luôn là động lực tạo ra sự đổi mới, sự sáng tạo – hay nói cách khác là tạo ra nguồn tài sản trí tuệ cho chính họ. Công nghệ và tri thức ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của xã hội.

             Tài sản trí tuệ của một doanh nghiệp thường gồm 3 phần : tiền vốn, tài sản hữu hình (nhà xưởng, trang thiết bị, …), tài sản vô hình. Tài sản vô hình chủ yếu là tài sản trí tuệ, uy tin, danh tiếng của doanh nghiệp. Thể hiện của tài sản trí tuệ như : thương hiệu / nhãn hiệu, kiếu dáng công nghiệp, sáng chế, các giải pháp kỹ thuật và công nghệ tiềm ẩn bên trong sản phẩm. Tài sản trí tuệ được xem là thước đo khả năng tồn tại, phát triển và hiệu quả hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp. Ví dụ Hãng phần mềm Microsoft ở Mỹ có đến 98 % tài sản thuộc về tài sản trí tuệ. Tài sản trí tuệ của doanh nghiệp được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó phải kể đến sự hỗ trợ của internet. Với hàng chục triệu tư liệu sáng chế được công bố trên mạng, doanh nghiệp có thể tìm được những sáng chế hữu dụng cho mình để tiếp tục đổi mới, hoặc nhận biết được xu hướng chiến lược của các đối thủ cạnh tranh để áp dụng cho mình.

             Ngay khi thành lập, doanh nghiệp đã phải chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh rõ ràng. Trong kế hoạch này đã phải tính đến bảo vệ công việc kinh doanh của mình. Điều quan trọng đó là phải nộp đơn đăng ký nhằm bảo hộ các ý tưởng sáng tạo của mình cho : nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, …sẽ được hoặc đang sử dụng trong sản xuất kinh doanh của mình. Những doanh nghiệp không nhận thức đầy đủ và không hiểu rõ giá trị tiềm ẩn của tài sản trí tuệ sẽ thường gặp phải rắc rối trên thương trường, bị tranh cãi, thậm chí bị giảm doanh thu lợi nhuận. Giá trị của tài sản trí tuệ cần được thể hiện đầy đủ trong bảng cân đối tài chính của doanh nghiệp, mặc dầu đó là tài sản vô hình

    Đăng ký quyền tài sản trí tuệ 

    NHÃN HIỆU

             Nhãn hiệu là một công cụ để tiếp thị bán hàng đắc lực nhất. Nhãn hiệu gắn trên hàng hoá sẽ đề cao và bảo vệ danh tiếng, uy tín cho doanh nghiệp thông qua hàng hoá của minh. Luật không quy định bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu; kể cả việc khiếu kiện đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu của mình cũng không bắt buộc là nhãn hiệu đó đã được bảo hộ hay không. Tuy nhiên khi tiến hành pháp lý chống lại sự xâm phạm của hàng nhái, hàng giả thì nhãn hiệu đã được bảo hộ sẽ có thuận lợi, đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều. Quyền của nhãn hiệu đã được bảo hộ để chống lại sự xâm phạm bao gồm : Đòi bồi thường thiệt hại, tịch thu và tiêu huỷ hàng hoá xâm phạm, hạn chế tối đa các hành vi xâm phạm trong tương lai.

             Luật cũng không quy định về thời điểm phải đăng ký nhãn hiệu trước hay trong thời gian sử dụng nhãn hiệu ; Có nghĩa là hàng hoá mang nhãn hiệu đã hoặc chưa bán ra thị trường đều có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên đối với nhãn hiệu đã được sử dụng, thậm chí đã được xem là nổi tiếng (về số lượng, doanh thu, địa bàn bán hàng) lại đề cao tính phân biệt của nhãn hiệu thông qua việc sử dụng, giúp cho nhãn hiệu đó dễ được chấp nhận bảo hộ. Doanh nghiệp cần ý thức sớm việc đăng ký nhãn hiệu bằng việc nộp đơn/ngày nộp đơn cho nhãn hiệu. Bởi vì việc nộp đơn/ngày nộp đơn sớm trước sẽ xác lập ngay quyền ngăn chặn người khác sử dụng nhãn hiệu giống/tương tự cho hàng hoá giống/tương tự của mình.

             Nhãn hiệu muốn được bảo hộ ở nước ngoài cần có hai điều kiện : Đã được bảo hộ ở trong nước (đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu), làm đơn và nộp đơn theo Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu. Đơn được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, sau đó Cục SHTT sẽ chuyển đơn cho Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ở Thuỵ Sĩ   triển khai công việc. Ngôn ngữ đơn làm bằng tiếng Pháp, lệ phí bằng tiền Thuỵ Sĩ. Nếu nước yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu chấp nhận bảo hộ thì WIPO sẽ ra thông báo gửi đến chủ nhãn hiệu.

             Một nhãn hiệu đã được bảo hộ nhưng không sử dụng quá 5 năm, có thể bị đình chỉ hiệu lực khi có đơn yêu cầu. Nhãn hiệu đó thường là của nước ngoài đăng ký bảo hộ vào Việt Nam nhưng chưa/không có hàng hoá giao dịch thương mại vào Việt Nam. Trong trường hợp này doanh nghiệp ở Việt Nam có thể yêu cầu Cục SHTT đình chỉ hiệu lực của nhãn hiệu đối với chủ ở nước ngoài, sau đó cấp lại nhãn hiệu này cho chủ ở Việt Nam.

             Ví dụ nhãn hiệu bia “LOWEN” của Đức đăng ký bảo hộ ở Việt Nam nhưng không sử dụng. Sau đó nhãn hiệu “LOWEN” bị đình chỉ hiệu lực do không có hàng hoá (bia) giao dịch tại Việt Nam. Công ty Bia Quy Nhơn đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu “LOWEN” cho sản phẩm “Bia” ngày 14-5-1997 và được cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu số 47571 ngày 16-6-2003 .

             Quyền sở hữu trí tuệ của nhãn hiệu có thể được chuyển giao mua bán theo nhiều dạng. Chuyển giao quyền sở hữu là li xăng độc quyền : nhãn hiệu được bán đứt, ngay cả chủ sở hữu cũ (bên bán li xăng) cũng không còn quyền sử dụng nữa. Chuyển giao quyền sử dụng được áp dụng có nhiều dạng :

    –      Áp dụng cho tất cả , hoặc chỉ giới hạn đối với nhóm hàng hoá/dịch vụ cụ thể,

    –      Mở rộng hoặc hạn chế địa bàn sử dụng nhãn hiệu,

    –      Mở rộng hoặc hạn chế về cách thức sử dụng nhãn hiệu…

    KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

             Khác với Bằng độc quyền sáng chế bảo hộ cho những sáng tạo kỹ thuật bên trong sản phẩm, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp bảo hộ cho hình dáng kiểu cách bên ngoài của sản phẩm. Sự hấp dẫn, bắt mắt của hình thức bên ngoài nhiều khi quyết định việc tiêu thụ nhanh nhiều cho sản phẩm; bất kể đến các đặc tính bên trong của nó như thế nào. Kiểu dáng công nghiệp (KDCN) của doanh nghiệp cũng là tài sản như bất kỳ hàng hoá khác. Nó có thể bán, mua, chuyển giao quyền sử dụng với doanh nghiệp khác.

             KDCN chỉ nên bộc lộ công khai (bằng việc bán hàng hoá ra thị trường) sau ngày nộp đơn, nhưng an toàn nhất là sau ngày được cấp bằng bảo hộ. Thời điểm nộp đơn đăng ký KDCN là rất quan trọng để xác định “ngày ưu tiên” của đơn. Nếu hàng hoá mang KDCN được bán ra thị trường (bộc lộ công khai) trước “ngày ưu tiên” của đơn thì KDCN đó có thể vẫn được chấp nhận bảo hộ. Nhưng sau này KDCN đó dễ bị đối thủ cạnh tranh chứng minh là mất “tính mới” , đòi huỷ bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ.

             Quyền của chủ bằng KDCN bao gồm :

    –      Được độc quyền chế tạo, nhập khẩu hàng hoá mang KDCN của mình,

    –      Được chuyển nhượng KDCN của mình cho doanh nghiệp khác,

    –      Được tiến hành pháp lý chống lại người có hành vi xâm phạm KDCN của mình và đòi bồi thường thiệt hại.

             Một số KDCN có thể được yêu cầu bảo hộ như một đối tượng “Bản quyền tác giả”. Đó là những hình dáng bên ngoài của sản phẩm được xem là tác phẩm nghệ thuật. Vì vậy những KDCN như “bao gói sản phẩm” thường được các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ cả hai đối tượng là KDCN và Bản quyền tác giả. Mặc dầu quyền tác giả được xác lập tự động ngay khi tác phẩm hình thành, đã công bố hoặc kể cả chưa công bố. Nhưng khi xảy ra tranh chấp, kiện cáo nếu không có bằng chứng thì giải quyết thế nào ? Thuận lợi nhất là đã có Giấy chứng nhận bản quyền tác giả do Cục Bản quyền tác giả cấp. Trường hợp tác phẩm chưa công bố thì quyền tác giả xác định do toà án bằng những chứng cứ. Quyền tác giả được xem xét bảo hộ theo “Công ước Berne bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật” và “Công ước toàn cầu về quyền tác giả”.

             Quyền tác giả không được bảo hộ trong những trường hợp sau :

    –      Tên, nhan đề của tác phẩm,

    –      Tác phẩm được sử dụng hạn chế nhằm mục đích nghiên cứu, học tập cá nhân, bình luận, đưa tin thời sự, kiện tụng, giảng dạy trong nhà trường, …

    SÁNG CHẾ

             Một giải pháp kỹ thuật muốn được cấp Bằng độc quyền sáng chế luôn phải hội đủ 3 tính chất : Có tính mới (là mới nhất, độc nhất trên thế giới), có tính sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp. Chủ bằng sáng chế được những quyền lợi như sau :

    –      Được độc quyền sử dụng sáng chế,

    –      Được bán, chuyển nhượng hoặc cho phép người khác sử dụng sáng chế,

    –      Được tiến hành pháp lý chống lại sự xâm phạm của người khác, đòi bồi thường thiệt hại và tiêu huỷ hàng hoá vi phạm.

    – Ví dụ : sáng chế “Chiếc vòng kéo bật nắp đồ hộp” vẫn tiếp tục thu được lợi nhuận lớn cho nhiều triệu hộp mở hàng ngày trên thế giới, mặc dầu tác giả chỉ thoả thuận mức giá rất thấp cho mỗi hộp.

    – Ví dụ : trong năm 2012, toà án Mỹ đã tuyên Công ty Samsung (Hàn Quốc) phải bồi thường cho Công ty Apple (Mỹ) tới 1 tỷ USD (khoảng hơn 20.000 tỷ VNĐ) vì Samsung đã sử dụng một số sáng chế độc quyền của Apple trong việc chế tạo máy tính bảng của Samsung.

             Sáng chế có thể được bảo hộ ở nước ngoài nếu có đơn yêu cầu nộp theo Hiệp ước hợp tác patent PCT. Hiệp ước PCT quy định chi tiết các yêu cầu đối với đơn quốc tế, tra cứu quốc tế cho sáng chế, các thủ tục xử lý đơn ở cơ quan SHCN nước thành viên. Đơn có thể nộp trực tiếp cho WIPO hoặc nộp qua Cục SHTT trong thời gian sáng chế đang ở giai đoạn xét nghiệm nội dung (chưa được cấp Bằng). Xin lưu ý thời điểm nộp đơn này khác với việc nộp đơn quốc tế cho nhãn hiệu là đã được cấp Bằng.

             Trong trường hợp tác giả sáng chế không muốn nộp đơn đăng ký để giữ bí mật và tự mình khai thác, sử dụng sáng chế đó thì có thể xấy ra các tình huống sau :

    –      Nếu người khác cũng đã sáng tạo ra giải pháp kỹ thuật đó một cách độc lập thì sáng chế đó không bao giờ được bảo hộ nữa (vì giải pháp đã mất tính mới);

    –      Nếu tác giả sáng chế tự kết hợp với người khác để khai thác, sử dụng sáng chế đó thì khi thoả thuận giữa họ bị vi phạm sẽ không được pháp luật nhà nước áp dụng biện pháp chế tài hoặc bồi thường thiệt hại nữa.

    Thực thi quyền tài sản trí tuệ 

             Như những tài sản vô hình khác, giá trị của tài sản trí tuệ lại “không dễ nhìn thấy”. Nó được tiềm ẩn trong hàng hoá. Giá trị đó được khai thông trong tính sáng tạo của nhà doanh nghiệp và trong tính thương mại của nhà sáng tạo.

             Là tài sản vô hình nhưng tài sản trí tuệ lại là thứ hàng hoá rất dễ bị chiếm đoạt. Nó có thể bị đánh cắp khá dễ dàng, bị sao chép, và sau đó được bán đi mà không có sự cho phép của chủ sở hữu. Vì vậy việc bảo vệ tài sản trí tuệ hiện nay đáng phải quan tâm nhiều hơn, nhất là đối với các doanh nghiệp “đang ăn nên làm ra” . Chiếm hữu và quản lý tài sản trí tuệ đã trở thành yếu tố quyết định thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Bản thân mỗi doanh nghiệp cần phải hình thành từ ý thức đến tổ chức thực hiện việc nghiên cứu, khai thác, quản lý cho mọi vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ. Cụ thể : cần những suy tính, cử một nhân viên, lập một bộ phận để chuyên quản lý các vấn đề SHTT của doanh nghiệp. Đó không chỉ nằm trong chiến lược kinh doanh tấn công mà còn có ý nghĩa quyết định trong phòng vệ. Dễ dàng thấy những dẫn chứng của doanh nghiệp gặp nhiều rắc rối bởi sự xâm phạm tài sản trí tuệ của mình. ( Xem Tạp chí “ Hàng hoá và Thương hiệu ” số 21, 22, 23, 24 – năm 2012 ).

             Quyền sở hữu trí tuệ là sự thừa nhận pháp lý đối với tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, đem lại lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp. Đồng thời cho phép doanh nghiệp ngăn cản người khác khai thác tài sản trí tuệ của mình. Việc thực thi quyền SHTT không chỉ buộc doanh nghiệp xâm phạm bị đình chỉ sản xuất kinh doanh bởi hành vi xâm phạm, mà còn buộc phải bồi thường thiệt hại và tịch thu, tiêu huỷ hàng hoá xâm phạm. ( Xem Tạp chí “ Hàng hóa và Thương hiệu “ năm 2012, số 21 – trang 18).

    Mời bạn đọc tham khảo thêm về Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp 

    Có thể bạn quan tâm về Dịch vụ thành lập công ty trọn gói 

    Công ty Luật Legalzone

    Hotline tư vấn:  0936 037 464

    Email: [email protected]

    Website: https://lsu.vn/

    Hệ thống: Thủ tục pháp luật

    Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

    ———————————-

    Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

    Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

    Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

    Facebook Luật sư Việt Nam:https://www.facebook.com/lsu.vn

    Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam

    Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.

    Điện thoại: 0936 037 474

    Email: [email protected]

    Tìm kiếm

    VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

    ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

    Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký