Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Quy định của pháp luật về tội rửa tiền

Quy định của pháp luật về tội rửa tiền

Chuyên mục: Luật hình sự
Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    Rửa tiền là gì? Tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây của LegalZone: Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định Tội rửa tiền tại Điều 324 với những sửa đổi, bổ sung về chủ thể, về các dấu hiệu xác định hành vi phạm tội (mặt khách quan của tội phạm), các tình tiết định khung hình phạt và mức hình phạt.

    Rửa tiền là gì?

    Rửa tiền (tiếng Anh: money laundering) là hành vi của cá nhân hay tổ chức tìm cách chuyển đổi các khoản lợi nhuận hoặc tài sản khác có được từ hành vi phạm tội hoặc tham nhũng trở thành các tài sản được coi là “hợp pháp”.

    Phân tích tội rửa tiền 

    Theo quy định tại Bộ luật hình sự thì Tội rửa tiền được quy định về hành vi phạm tội, khung hình phạt và các quy định khác liên quan đến quy trình rửa tiền, tác hại của rửa tiền và các hình thức rửa tiền qua ngân hàng, cụ thể như sau:

    1.  Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

    +   Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác liên quan đến tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản đó;

    +   Sử dụng tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;

    +   Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;

    +   Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết rõ là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội mà có.

    >>>> Tham khảo: Bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự

    2.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    +   Có tổ chức;

    +   Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    +   Phạm tội nhiều lần;

    +   Có tính chất chuyên nghiệp;

    +   Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

    +   Tiền, tài sản phạm tội có giá trị lớn;

    +   Thu lợi bất chính lớn;

    +   Gây hậu quả nghiêm trọng;

    +   Tái phạm nguy hiểm.

    3.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm:

    +   Tiền, tài sản phạm tội có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

    +   Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

    +   Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

    4.  Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt tiền đến ba lần số tiền hoặc giá trị tài sản phạm tội, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Hỏi đáp luật sư LegalZone về rửa tiền

    Em có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Em có nhóm làm việc captcha… công viêc này đã từng được trang genk.vn viết bài giới thiệu.. chủ yếu là kiếm tiền trên mạng.. nhưng em là trưởng nhóm và nhận tiền qua ngân hàng tiền ảo Webmoney sau đó đổi webmoney thành Viêt Nam Đồng để thanh toán cho các bạn sinh viên trong nhóm…

    Vậy cho em hỏi làm thế có vi phạm pháp luật không? Vì hiện tại luật ở việt nam chưa có hình thức làm việc này nên viêc đăng ký hoạt động là không thể nào làm được…. Cho em hỏi trường hợp này của em có được xem là rửa tiền và em có nên tiếp tục hoạt động để giúp đỡ các bạn sinh viên kiếm tiền trên mạng được không?

    Trả lời:

    Theo Ngân hàng Nhà nước, tiền ảo là sự thể hiện giá trị dưới dạng điện tử mà giá trị này có thể giao dịch, mua bán, trao đổi bằng phương thức điện tử và có chức năng trung gian trao đổi, thước đo giá trị và tích luỹ giá trị nhưng không được công nhận là tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán hợp pháp tại bất kỳ quốc gia nào. Tiền ảo không được phát hành và đảm bảo bởi bất kỳ quốc gia nào và thực hiện các chức năng trên chỉ bằng thoả thuận trong nhóm cộng đồng người sử dụng tiền ảo. Trong thông cáo phát đi cuối ngày 27/2, Ngân hàng Nhà nước khẳng định, bitcoin không phải là tiền tệ theo pháp luật hiện hành và cũng không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Không riêng gì Bitcoin, các loại tiền ảo tương tự khác nếu dùng như phương tiện thanh toán cũng sẽ không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Các tổ chức tín dụng cũng không được phép sử dụng như một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng.

    Như vậy, việc thực hiện thanh toán bằng tiền ảo không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Khi bạn sử dụng tiền ảo để giao dịch sẽ gặp rất nhiều rủi ro.

    Về hành vi rửa tiền:

    Hành vi rửa tiền được định nghĩa trong khoản 1 Điều 4 Luật phòng, chống rửa tiền 2012 như sau:

    “1. Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm:

    a) Hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự;

    b) Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có;

    c) Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.”

    Về tội phạm rửa tiền, được quy định tại Điều 324 Bộ Luật Hình Sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

    Như vậy, dựa trên những quy định trên đây, hành vi của bạn chưa đủ căn cứ chứng minh là tội phạm rửa tiền. Pháp luật Việt nam không thừa nhận hình thức kinh doanh và thanh toán như trên.

    Liên hệ LegalZone để được hỗ trợ giải đáp các vướng mắc pháp lý bạn nhé!

    Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam

    Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.

    Điện thoại: 0936 037 474

    Email: [email protected]

    Tìm kiếm

    VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

    ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

    Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký