Quy định pháp luật về khu bảo tồn thiên nhiên
Khu bảo tồn thiên nhiên hiện nay đang là một trong những địa điểm quan trọng để duy trì hệ sinh thái trên trái đất. Vậy khu bảo tồn thiên nhiên là gì? Pháp luật quy định như thế nào về khu bảo tồn thiên nhiên? Dưới đây là nội dung làm rõ vấn đề trên của Legalzone!
Căn cứ pháp lý:
- Luật đa dạng sinh học 2008
- Nghị định 65/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đa dạng sinh học
Khu bảo tồn thiên nhiên là gì?
Khoản 12 Điều 13 Luật đa dạng sinh học 2008 quy định: “Khu bảo tồn thiên nhiên (sau đây gọi là khu bảo tồn) là khu vực địa lý được xác lập ranh giới và phân khu chức năng để bảo tồn đa dạng sinh học.”
Phân loại khu bảo tồn thiên nhiên
Khu bảo tồn thiên nhiên
Điều 16 Luật đa dạng sinh học 2008 quy định Khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm: vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài – sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan. Ngoài ra tiêu chí phân cấp khu bảo tồn được quy định tại Điều 7 Nghị định 65/2010/NĐ-CP:
Vườn quốc gia là khu bảo tồn thiên nhiên
– Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia; quốc tế; đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên;
– Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
– Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục;
– Có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên, có giá trị du lịch sinh thái.
Khu dự trữ thiên nhiên
Khu dự trữ thiên nhiên cấp quốc gia:
– Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia; quốc tế; đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên;
– Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục hoặc du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
Khi dự trữ cấp tỉnh:
– Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với địa phương; hệ sinh thái đặc thù; hoặc đại diện cho các hệ sinh thái của địa phương đó;
– Có giá trị đặc biệt về sinh thái; môi trường phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch, nghỉ dưỡng.
Khu bảo tồn loài – sinh cảnh
Khu bảo tồn sinh cảnh cấp quốc gia
– Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
– Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục.
Khu bảo tồn loài- sinh cảnh cấp tỉnh
– Là nơi sinh sống thường xuyên hoặc theo mùa của các loài hoang dã thuộc Danh mục cấm khai thác ngoài tự nhiên, nơi sinh sản, tránh rét của các loài di cư;
– Có giá trị đặc biệt về sinh thái, môi trường phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch, nghỉ dưỡng.
Khu bảo vệ cảnh quan
Khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia
– Có hệ sinh thái đặc thù;
– Có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên;
– Có giá trị về khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
Khu bảo vệ cảnh quan cấp tỉnh
– Có cảnh quan môi trường, nét đẹp, độc đáo của thiên nhiên nhưng không đáp ứng các tiêu chí thành lập khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia;
– Có giá trị đặc biệt về sinh thái, môi trường phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch, nghỉ dưỡng.
Quyền và trách nhiệm của Ban quản lý, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn
Luật đa dạng sinh học quy định; Ban quản lý khu bảo tồn, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn có các quyền và trách nhiệm sau đây:
– Bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định của Luật này và quy chế quản lý khu bảo tồn;
– Xây dựng, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư phục hồi hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn;
– Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, thu thập nguồn gen, mẫu vật di truyền; theo dõi, tổ chức thu thập thông tin, số liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu và lập báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học của khu bảo tồn; có biện pháp phòng, trừ dịch bệnh trong khu bảo tồn;
– Kinh doanh, liên doanh trong lĩnh vực du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, nghỉ dưỡng và các hoạt động dịch vụ khác trong khu bảo tồn theo quy định của pháp luật;
– Phối hợp với lực lượng kiểm lâm, cảnh sát môi trường, cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và chính quyền địa phương trong việc bảo tồn đa dạng sinh học trong khu bảo tồn;
– Được chia sẻ lợi ích từ hoạt động tiếp cận nguồn gen thuộc phạm vi khu bảo tồn;
– Quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn
– Hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn là các hộ gia đình, cá nhân được quyền sử dụng đất ở hợp pháp theo quy định của Luật Đất đai.
– Hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 30 Luật Đa dạng sinh học và các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Được ưu tiên khai thác đất, mặt nước, rừng phục vụ canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và mục đích khác không bị pháp luật cấm;
b) Được ưu tiên lập dự án khai thác khu bảo tồn phục vụ du lịch sinh thái và các hoạt động dịch vụ khác không trái với quy định của pháp luật;
c) Được ưu tiên tuyển dụng, tham gia quản lý khu bảo tồn;
d) Được chia sẻ lợi ích từ các hoạt động kinh doanh du lịch, khai thác các nguồn lợi, các dự án hỗ trợ khu bảo tồn, từ việc tiếp cận nguồn gen trong khu bảo tồn và các lợi ích khác theo quy định của pháp luật;
đ) Có nghĩa vụ bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có hoạt động hợp pháp trong khu bảo tồn
Khai thác nguồn lợi hợp pháp trong khu bảo tồn theo quy định của Luật đa dạng sinh học 2008, quy chế quản lý khu bảo tồn và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
Tiếp cận nguồn gen, chia sẻ lợi ích từ việc tiếp cận nguồn gen và các hoạt động hợp pháp khác trong khu bảo tồn theo quy định của pháp luật;
Thực hiện quy chế quản lý khu bảo tồn;
Tiến hành các hoạt động khác theo quy định của pháp luật;
Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quản lý vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên
Vị trí, diện tích vùng đệm được quy định trong quyết định thành lập khu bảo tồn và phải được xác định trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất hoặc xác định tọa độ trên mặt nước biển.
Mọi hoạt động trong vùng đệm phải tuân thủ quy chế quản lý vùng đệm do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Chủ dự án đầu tư trong vùng đệm của khu bảo tồn phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Hội đồng thẩm định theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; trong thành phần Hội đồng thẩm định phải có đại diện ban quản lý khu bảo tồn.
Trường hợp dự án đầu tư trong vùng đệm tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố môi trường hoặc phát tán chất thải độc hại thì quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường phải xác định khoảng cách an toàn để không gây tác động xấu đến khu bảo tồn, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn.
Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
- Công ty Luật TNHH Legalzone tuyển dụng vị trí: Chuyên viên Tố tụng
- Công ty luật Legalzone tuyển Nhân Viên Tư Vấn Pháp Luật Doanh nghiệp
- Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế
- Doanh nghiệp cần bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ những gì?
- Khả năng chịu trách nhiệm của chủ đầu tư dự án trong vụ bé Hạo Nam
- Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp trọn gói
- Hướng dẫn soạn hồ sơ và mô tả tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
- DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TRỌN GÓI
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký