Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp

Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp

Chuyên mục: Tin pháp luật
Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    TSCĐ là một bộ phận của tư liệu sản xuất, giữ vai trò tư liệu lao động chủ yếu của quá trình sản xuất. Chúng được coi là cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là điều kiện tăng năng suất lao động xã hội và phát triển nền kinh tế quốc dân. Vi thế việc quản lý tốt tài sản cố định vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp.

    Tìm hiểu về tài sản cố định doanh nghiệp

    Tài sản cố định bao gồm:

    Tài sản cố định hữu hình

    Tài sản cố định vô hình

    Tài sản cố đinh thuê tài chính

    Để nhận biết tài sản cố định một cách chính xác, ta phải phân biệt đươc thế nào là tài TSCĐ hữu hình và  thế nào là TSCĐ vô hình

    Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định hữu hình

    Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

    Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

    Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

    Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

    Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.

    Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình.

    Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình.

    Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình

    Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, mà không hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vô hình.

    Những khoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả ba tiêu chuẩn nêu tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

    Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn đồng thời bảy điều kiện sau:

    Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;

    Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;

    Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;

    Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;

    Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;

    Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;

    Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình.

    Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Luật thuế TNDN.

    Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng như thế nào?

    Để có thể hiểu rõ hơn về vai trò quan trọng của việc quản lý tài sản cố định đối với doanh nghiệp, chúng ta sẽ cùng tham khảo một ví dụ nhỏ sau:

    Nếu doanh nghiệp đang sở hữu 3 chiếc máy in thì chỉ cần một quyển sổ để ghi chép về số lần sửa chữa, chi phí bảo trì máy mỗi tháng,… là đủ. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp sở hữu 300 chiếc máy in được đặt tại nhiều nơi khác nhau, liệu doanh nghiệp còn có thể cập nhật, kiểm soát tốt các thông tin bằng việc ghi chép trên sổ không? 

    quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp

    Như vậy, một cách khái quát có thể thấy, trường hợp doanh nghiệp có quá nhiều tài sản cố định và được phân bổ ở nhiều nơi khác nhau thì việc đưa ra một hệ thống quản lý để theo dõi, cập nhật, kiểm soát thông tin tài sản là vô cùng cần thiết, giúp doanh nghiệp có thể: 

    • Nâng cao năng suất, đảm bảo tính minh bạch, chặt chẽ. Hệ thống quản lý giúp doanh nghiệp thu thập thông tin, dữ liệu một cách nhanh chóng, chính xác và chi tiết hơn trong thời gian ngắn.
    • Tăng độ chính xác bằng cách loại bỏ những sai sót không đáng có do các lỗi trong quá trình làm việc của con người.
    • Tổ chức các danh mục tài sản của doanh nghiệp một cách hợp lý.
    • Hệ thống quản lý tài sản giúp doanh nghiệp tổ chức danh mục tài sản hợp lý
    • Hệ thống quản lý tài sản giúp doanh nghiệp tổ chức danh mục tài sản hợp lý
    • Đo lường, giám sát các chi phí vòng đời tài sản hiệu quả. 
    • Đẩy mạnh sự phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. 

    Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam

    Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.

    Điện thoại: 0936 037 474

    Email: [email protected]

    Tìm kiếm

    VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

    ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

    Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký