Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Phạm tội chưa đạt là gì? có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Phạm tội chưa đạt là gì? có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Chuyên mục: Tin Tức Mới
Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    Khái niệm

    Phạm tội chưa đạt là một trong những khái niệm cơ bản được quy định tại Bộ luật hình sự 2015.

    Phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự
    Điều 15 Bộ luật Hình sự 2015 ( Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH năm 2017 hợp nhất Bộ luật Hình sự do Văn phòng Quốc hội ban hành) quy định như sau:

    Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

    Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.
    Như vậy, phạm tội chưa đạt chỉ đặt ra với các tội do lỗi cố ý, đồng thời người phạm tội chưa đạt sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.

    Phạm tội chưa đạt được chia làm 02 dạng: phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.

    – Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành (chưa đạt về hậu quả, chưa hoàn thành về hành vi):

    Người phạm tội vì những nguyên nhân khách quan mà chưa thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm, do đó, hậu quả của tội phạm đã không xảy ra.

    Ví dụ: A vận chuyển nhóm người nước ngoài trái phép đến Lạng sơn bị bắt giữ. A không thể thực hiện tiếp hành vi đưa người qua biên giới. Hành vi này của A là hành vi phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành với tội tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.

    – Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành:

    Người phạm tội đã thực hiện được hết những hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả, nhưng hậu quả đã không xảy ra do nguyên nhân ngoài ý muốn.

    Ví dụ: A dùng dao đâm nhiều lần vào các vị trí quan trọng trên người B để giết người sau đó bỏ đi. B được phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời nên không chết. Hành vi này của A là hành vi phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.

    > xem thêm: Phân loại tội phạm theo quy định mới nhất

    >> xem thêm: Trách nhiệm hình sự khi chuẩn bị phạm tội

    Phạm tội chưa đạt có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

    Quyết định hình phạt khi phạm tội chưa đạt
    Điều 57 Bộ luật Hình sự quy định về việc quyết định hình phạt với hành vi phạm tội chưa đạt như sau:

    – Hình phạt đối với hành vi phạm tội chưa đạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.

    – Nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định.

    Trường hợp người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt:
    Theo khoản 3 Điều 102 Bộ luật Hình sự, mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt là không quá 1/3 mức hình phạt cao nhất. Trong đó:

    + Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không quá 1/2 thời hạn mà điều luật quy định (theo khoản 1 Điều 100).

    + Nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 1/2 mức phạt tù mà điều luật quy định (theo khoản 2 Điều 101).

    Trên đây là quy định về: Phạm tội chưa đạt có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: Công ty Luật Legalzone để được hỗ trợ.

    Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam

    Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.

    Điện thoại: 0936 037 474

    Email: [email protected]

    Tìm kiếm

    VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

    ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

    Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký