Người quản lý doanh nghiệp là gì?
Tại doanh nghiệp, các chức danh như người quản lý doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn. Người quản lý doanh nghiệp đối với mỗi công ty, doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý, điều hành các hoạt động của công ty. Vậy người quản lý doanh nghiệp là gì? Vai trò của nhà quản trị trong doanh nghiệp? Để giải đáp những thắc mắc trên, mời các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.
Người quản lý doanh nghiệp là ai?
Theo khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về khái niệm người quản lý doanh nghiệp như sau:
“24. Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.”
Như vậy, khái niệm về người quản lý doanh nghiệp không được quy định rõ mà chỉ được trình bày dưới dạng liệt kê, bao gồm:
Loại hình doanh nghiệp | Người quản lý doanh nghiệp |
Doanh nghiệp tư nhân | Chủ doanh nghiệp tư nhân |
Công ty TNHH 1 thành viên | Chủ tịch công ty |
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên | – Chủ tịch Hội đồng đồng thành viên- Thành viên Hội đồng thành viên |
Công ty cổ phần | – Chủ tịch Hội đồng quản trị- Thành viên Hội đồng quản trị |
Công ty hợp danh | Thành viên hợp danh |
Lưu ý: Người quản lý doanh nghiệp có thể là các chức danh khác được quy định theo điều lệ công ty như: Giám đốc, Tổng giám đốc, Trưởng phòng/ban chuyên môn.
Vai trò của người quản lý
Như đã phân tích, người quản lý là những người mang rõ chức danh trong từng công ty được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 và trong Điều lệ công ty.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản pháp luật liên quan đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ của từng chức danh cụ thể: Ví dụ: Chủ tịch công ty TNHH 1 thành viên (Điều 99), Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần (Điều 156)…
Người quản lý doanh nghiệp có thể được sắp xếp theo cấp bậc, những người quản lý chung và chịu trách nhiệm đối với các vấn đề quan trọng được coi là những người quản lý cấp cao: Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Chủ tịch công ty TNHH 1 thành viên…
Người quản lý cấp cơ sở (cấp dưới) có thể là Giám đốc hoặc các trưởng phòng/ban chuyên môn.
Tuy nhiên vai trò của người quản lý doanh nghiệp cho dù ở vị trí nào cũng gần như nhau, một số vai trò nổi bật như:
– Đại diện về mặt pháp lý cho công ty: Đại diện cho doanh nghiệp để ký kết hợp đồng với đối tác, đại diện tham gia, giải quyết các vụ việc tranh chấp, các thủ tục hành chính…
– Xây dựng cơ cấu tổ chức, bổ nhiệm các chức danh trong doanh nghiệp
– Quyết định và điều chỉnh các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty
– Thực hiện việc phân công, quản lý, kiểm tra công việc của cấp dưới quyền;
– Chịu trách nhiệm đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Trách nhiệm của người quản lý ?
Trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp sẽ theo từng lĩnh vực và chức vụ quản lý. Cụ thể như sau:
Trách nhiệm quản lý doanh nghiệp là Chủ tịch Hội đồng thành viên
– Chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên;
– Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên;
– Triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên;
– Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
– Thay mặt Hội đồng thành viên ký nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
– Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp là Giám đốc, Tổng giám đốc
– Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
– Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
– Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
– Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
– Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty, trừ chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
– Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;
– Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
– Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;
– Kiến nghị phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
– Tuyển dụng lao động;
– Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, hợp đồng lao động.
Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
- Công ty Luật TNHH Legalzone tuyển dụng vị trí: Chuyên viên Tố tụng
- Công ty luật Legalzone tuyển Nhân Viên Tư Vấn Pháp Luật Doanh nghiệp
- Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế
- Doanh nghiệp cần bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ những gì?
- Khả năng chịu trách nhiệm của chủ đầu tư dự án trong vụ bé Hạo Nam
- Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp trọn gói
- Hướng dẫn soạn hồ sơ và mô tả tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
- DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TRỌN GÓI
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký