Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Người điều hành công ty là ai?

Người điều hành công ty là ai?

Chuyên mục: Tin pháp luật
Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    Người điều hành công ty là gì? Nhiệm vụ và chức năng của một người điều hành công ty

    Giám đốc điều hành là gì?

    Người điều hành công ty, hay thường được gọi là Giám đốc điều hành (CEO) là người phụ trách điều hành doanh nghiệp theo mục tiêu, tầm nhìn và các giá trị cốt lõi vốn có của doanh nghiệp. CEO còn là người tổng hợp dữ liệu và đưa ra các quyết định chiến lược cho công việc kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của công ty và chịu trách nhiệm cho kết quả kinh doanh này.

    Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của một giám đốc điều hành

    CEO – Tổng Giám đốc, Giám đốc hay Giám đốc điều hành tùy theo cách gọi là người quản lý điều hành cao nhất trong một công ty và thường là người đại diện cho công ty về mặt pháp luật. Vậy CEO thường làm gì? Quyền, nghia vụ của CEO được quy định như thế nào. Dựa trên những quy định của pháp luật (Luật Doanh nghiệp – Phần quy định về quyền và nghĩa vụ của Giám đốc) và trong thực tế quản trị, điều hành công ty, chúng tôi đưa ra đánh giá, tổng hợp các công việc CEO thường làm cơ bản như sau.

    Hoạch định

    Chiến lược thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của công ty;

    Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại Hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua;

    Chiến lược kinh doanh của công ty, phát triển hệ thống kinh doanh, phân phối. Chiến lược, kế hoạch, ngân sách của các khối/phòng để thực thi kể hoạch kinh doanh của công ty;

    Chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hàng năm, Tổng giám đốc phải trình Hội đồng quản trị phê chuẩn kế hoạch kinh doanh chi tiết cho năm tài chính tiếp theo trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu của ngân sách phù hợp cũng như kế hoạch tài chính 5 năm;

    Đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt động và quản lý công ty.

    Phát triển sản phẩm mới

    Quyết định các tuyến sản phẩm mới và đa đạng hoá các sản phẩm hiện hữu

    Xây dựng thương hiệu

    Quyết định các chiến lược, chiến dịch, chương trình phát triển thương hiệu của công ty;

    Quyết định các chương trình thu hút khách hàng.

    Tài chính

    Chịu trách nhiệm về chỉ tiêu tài chính trước Hội đồng quản trị;

    Duyệt các quy định về tài chính và quy định về thẩm quyền ký duyệt về tài chính;

    Duyệt các khoản chi phí trong phạm vi ngân sách đã được duyệt;

    Quyết định tất cả các vấn đề không cần phải có quyết nghị của Hội đồng quản trị, bao gồm việc thay mặt công ty ký kết các hợp đồng tài chính và thương mại, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của công ty theo những thông lệ quản lý tốt nhất;

    Chuẩn bị các bản dự toán dài hạn, hàng năm và hàng tháng của Công ty (sau đây gọi là bản dự toán) phục vụ hoạt động quản lý dài hạn, hàng năm và hàng tháng của công ty theo kế hoạch kinh doanh. Bản dự toán hàng năm (bao gồm cả bảng cân đối kế toán,báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự kiến) cho từng năm tài chính sẽ phải được trình cho Hội đồng quản trị để thông qua và phải bao gồm những thông tin quy định tại các quy chế của Công ty.

    Đầu tư

    Thẩm định các dự án đầu tư;

    Duyệt kế hoạch thực hiện dự án đầu tư;

    Duyệt kế hoạch vay, mua bán cổ phiếu, trái phiếu.

    Chính sách

    Duyệt các chính sách kinh doanh, phân phối, tiếp thị, nhân sự, mua hàng, tín dụng.

    Tổ chức

    Kiến nghị về số lượng và các loại cán bộ quản lý mà công ty cần thuê để Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm khi cần thiết để thực hiện các thông lệ quản lý tốt nhất cũng như các cơ cấu do Hội đồng quản trị đề xuất và tư vấn cho Hội đồng quản trị để quyết định mức lương, thù lao, các lợi ích và các điều khoản khác của hợp đồng lao động của cán bộ quản lý;

    Tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị để quyết định số lượng người lao động, mức lương, trợ cấp, lợi ích, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và các điều khoản khác liên quan đến hợp đồng lao động của họ;

    Phê duyệt cấu trúc tổ chức của công ty, khối, phạm vi trách nhiệm;

    Duyệt cấu trúc lương, thang bảng lương, các yếu tố trả lương;

    Duyệt quy chế tiền lương, tiền thưởng;

    Duyệt kết quả đánh giá cán bộ và quyết định mức khen thưởng cán bộ.

    Quyết định, Quy chế

    Duyệt các quy định, quy chế điều hành của toàn công ty;

    Duyệt quy định khấu hao tài sản cố định.

    Hoạt động điều hành

    Thoả thuận và duyệt các mục tiêu cho các giám đốc chức năng;

    Đánh giá hoạt động của các Khối và điều chỉnh những kế hoạch cần thiết;

    Báo cáo định kỳ và đột xuất cho Hội đồng quản trị;

    Thực thi kế hoạch kinh doanh hàng năm do Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị thông qua;

    Thực hiện tất cả các hoạt động khác theo quy định của Điều lệ này và các quy chế của Công ty, các nghị quyết của Hội đồng quản trị, hợp đồng lao động của Tổng giám đốc và pháp luật.

    Vai trò của một giám đốc điều hành

    Nhằm góp phần vào sự thành công của toàn thể doanh nghiệp, CEO có trách nhiệm đứng đầu việc thiết lập và triển khai các chiến lược dài hạn, với mục tiêu làm gia tăng giá trị cổ tức, làm hài lòng các cổ đông nắm giữ phần vốn trong doanh nghiệp.

    Vai trò và nghĩa vụ của CEO có thể có nhiều sự khác biệt giữa các doanh nghiệp, thường phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức và quy mô tổng thể của doanh nghiệp. Ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, CEO thường nắm trong tay quyền lực rất lớn, đôi khi bao gồm cả trách nhiệm trong vấn đề tuyển dụng nhân lực.

    Ở các doanh nghiệp lớn, CEO thường chỉ có trách nhiệm ra quyết định quy mô lớn, những chiến lược dài hạn mang tính chất quan trọng. Những quyết định ít quan trọng hơn sẽ được trao quyền cho các nhà quản lý cấp thấp hơn.

    Không có một chuẩn chung quy định những nghĩa vụ và trách nhiệm cụ thể đối với 1 CEO. Về tổng thể, vai trò của CEO bao gồm:

    Thay mặt công ty, có trách nhiệm phát ngôn với các cổ đông, các cơ quan chính phủ, và với công chúng.

    Đề ra những quyết định về doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn.

    Thiết lập và triển khai tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp.

    Đánh giá hiệu quả công việc của các lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp, gồm các giám đốc, phó giám đốc và trưởng bộ phận phát triển chiến lược.

    Nhận diện thách thức mà doanh nghiệp có thể gặp phải, nắm bắt những cơ hội từ thị trường.

    Đảm bảo doanh nghiệp thực hiện những cam kết có trách nhiệm với cộng đồng xã hội.

    Đánh giá rủi ro của doanh nghiệp, đảm bảo những rủi ro ấy được giám sát và giảm thiểu đáng kể.

    Đề xuất mục tiêu chiến lược, và đảm bảo mục tiêu đó phải cụ thể và đo lường được.

    Để trở thành giám đốc điều hành cần phải học những gì?

    Vì tính chất công việc rất phức tạp và sự quan trọng của vị trí này nên giám đốc điều hành luôn luôn phải là người được đào tạo tốt, nắm vững các kiến thức chuyên môn sâu rộng, và đặc biệt là phải có cả những năng khiếu thiên bẩm như:

    Sự thông minh, nhanh nhạy, quyết đoán và có tầm nhìn sâu rộng trên cơ sở kiến thức am hiểu sẽ là vũ khí lợi hại nhất của tất cả các CEO để họ phát huy sức mạnh của người chỉ huy, đưa hệ thống vận hành tốt và đúng định hướng phát triển.

    Kỹ năng quản trị là trợ thủ đắc lực không thể thiếu, kỹ năng này có được do tự bản thân mỗi giám đốc điều hành giành thời gian để đào sâu, cập nhật và tích lũy trên cơ sở kiến thức quản trị đã được đào tạo bài bản trước đó. Một nhà quản trị tài ba còn là người luôn được kính trọng bởi cái tâm quản trị, chính vì vậy việc chú trọng “tu thân” cũng là việc mà một CEO chuyên nghiệp nên hướng tới.

    Sự trải nghiệm càng nhiều (nhiều thứ, nhiều nghề, nhiều việc, nhiều môi trường, hoàn cảnh khác nhau) càng tốt cũng là điểm chung của những giám đốc điều hành  tài giỏi trên thế giới.

    Cuối cùng, điều mà một CEO cần nhất chính là sức khỏe. Một sức khỏe dồi dào mới có thể giúp giám đốc điều hành chiến đấu bền bỉ, chịu đựng được áp lực và thách thức rất lớn trên thương trường “khốc liệt” này.

    người điều hành công ty

    Mời bạn đọc tham khảo thêm về Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp 

    Có thể bạn quan tâm về Dịch vụ thành lập công ty trọn gói 

    Công ty Luật Legalzone

    Hotline tư vấn:  0936 037 464

    Email: [email protected]

    Website: https://lsu.vn/

    Hệ thống: Thủ tục pháp luật

    Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

    ———————————-

    Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

    Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

    Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

    Facebook Luật sư Việt Nam:https://www.facebook.com/lsu.vn

    Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam

    Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.

    Điện thoại: 0936 037 474

    Email: [email protected]

    Tìm kiếm

    VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

    ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

    Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký