Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Một số quy định về hợp đồng góp vốn đầu tư

Một số quy định về hợp đồng góp vốn đầu tư

Chuyên mục: Tin pháp luật
Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    Hợp đồng góp vốn đầu tư kinh doanh là việc các bên cùng góp tài sản, công sức để cùng thực hiện một số hoạt động kinh doanh nào đó. Hợp đồng góp vốn đầu tư được sử dụng phổ biến trong các hoạt động kinh doanh, góp vốn để mua bán cổ phần/ phần vốn góp, góp vốn thành lập công ty,…Dưới đây là Một số quy định về hợp đồng góp vốn đầu tư mà bạn có thể tham khảo.

    Một số quy định về hợp đồng góp vốn đầu tư

    Hợp đồng góp vốn đầu tư là gì?

    Căn cứ theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:

    “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

    Căn cứ theo khoản 18, Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng có quy định:

    “Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.”

    Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020, Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Đầu tư 2020 không có quy định rõ ràng về khái niệm hợp đồng góp vốn đầu tư. Tuy nhiên, thông qua các quy định trên, ta có thể hiểu hợp đồng góp vốn đầu tư là sự thỏa thuận giữa các bên về việc góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.

    Được góp vốn thành lập tổ chức kinh tế trong trường hợp nào?

    Theo quy định Điều 22 Luật Đầu tư 2020, khi nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế thì phải thực hiện theo quy định sau:

    – Đối với nhà đầu tư trong nước khi thành lập tổ chức kinh tế thì thực hiện theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

    – Đối với nhà đầu tư nước ngoài khi thành lập tổ chức kinh tế thì phải:

    + Đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

    Khi nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư góp vốn thành lập công ty có ngành, nghề theo Mục B, Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì cần phải đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường.

    Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, các điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài sẽ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư.

    Đối với ngành, nghề quy định tại Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì nhà đầu tư nước ngoài không được phép đầu tư.

    + Nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp và điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thành lập tổ chức kinh tế, trừ trường hợp Nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

    Lưu ý:Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020, đối với trường hợp tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác mà thuộc một trong các trường hợp sau thì phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định như đối với nhà đầu tư nước ngoài:

    – Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có nhà đầu tư nước ngoài nắm trên 50 % vốn điều lệ. Đối với công ty hợp danh thì tổ chức kinh tế có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài.

    – Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

    – Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

    Áp dụng quy định pháp luật đối với trường hợp của bạn. Theo Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì ngành, nghề đánh bắt hoặc khai thác hải sản thuộc ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

    Do đó, bạn không thể thực hiện góp vốn thành lập tổ chức kinh tế trong trường hợp này.

    Khi nào được góp thêm vốn điều lệ vào công ty đã thành lập?

    Theo quy định Điều 24 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư có quyền góp vốn với tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, đối với nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn vào tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện sau:

    – Nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn vào các công ty có ngành, nghề theo Mục B, Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP.

    Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, các điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài sẽ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư.

    – Nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này;

    – Nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các quy định về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển.

    Áp dụng quy định pháp luật đối với trường hợp của bạn. Theo Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì ngành, nghề thu gom rác thải từ các hộ gia đình thuộc ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, bạn không thể ký kết hợp đồng góp vốn đầu tư với công ty cổ phần X được.

    Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam

    Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.

    Điện thoại: 0936 037 474

    Email: [email protected]

    Tìm kiếm

    VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

    ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

    Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký