Làm lại chứng minh thư nơi không có hộ khẩu
Có thể Làm lại chứng minh thư nơi không có hộ khẩu không? Thẩm quyền cấp lại chứng minh thư nhân dân bị mất?Có thể cấp lại thẻ căn cước công dân (CCCD) tại nơi không có hộ khẩu không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Legalzone
Quy định về Chứng minh nhân dân
Căn cứ Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định:
Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân do Công an có thẩm quyền cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong chứng minh nhân dân sẽ thể hiện rõ những thông tin về thân nhân cũng như đặc điểm nhận diện riêng của mỗi cá nhân nhằm đảm bảo cho việc thực hiện quyền,
nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ của Việt Nam được thuận tiện nhất.
Chứng minh nhân dân, loại giấy tờ tùy thân này có thể được sử dụng trên khắp lãnh thổ Việt Nam để chứng nhận nhân thân khi đi lại, giao dịch, xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra.
Gồm 12 số tự nhiên: Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp 01 CMND và 01 số CMND riêng. Thời hạn sử dụng là 15 năm, kể từ ngày cấp, đổi, cấp lại theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 57/2013/TT-BCA.
Quy định về việc cấp lại chứng minh nhân dân bị mất
-
Điều kiện cấp lại chứng minh nhân dân:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP thì khi công dân bị mất chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại, làm lại chứng minh thư nơi không có hộ khẩu
-
Đổi, cấp lại chứng minh nhân dân:
Những công dân đã được cấp CMND mới theo Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 3-2-1999 và giấy CMND theo Quyết định số 143/CP được đổi lại trong các trường hợp sau:
+ Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;
+ Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
+ Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
+ Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
+ Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
+ Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.
-
Các trường hợp tạm thời chưa được cấp chứng minh nhân dân:
+ Đang chấp hành lệnh tạm giam tại trại giam, nhà tạm giữ.
+ Đang thi hành án phạt tù tại trại giam, phân trại quản lý phạm nhân thuộc trại tạm giam;
+ Đang chấp hành quyết định đưa vào các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, CS chữa bệnh;
+ Những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không có khả năng điều khiển được năng lực hành vi của bản thân, gồm người bị bệnh đang điều trị tập trung
tại các bệnh viện tâm thần, cơ sở y tế khác hoặc tuy không điều trị tập trung nhưng cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận họ bị bệnh không điều khiển được năng lực hành vi.
Theo Nghị định 05/1999/NĐ-CP thì dãy số chứng minh nhân dân là dãy số 9 số, nhưng hiện nay theo Thông tư 57/2013/TT-BCA dãy số chứng minh nhân dân là dãy số 12 số.
-
Thủ tục đổi, cấp lại chứng minh nhân dân.
Theo Thông tư 04/1999/TT-BCA và Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA hợp nhất Nghị định về Chứng minh nhân dân do Bộ Công an ban hành quy định về thủ tục như sau:
– Đơn trình bày rõ lý do cấp lại chứng minh nhân dân (đơn trình báo bị mất chứng minh nhân dân),
có xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, ảnh dán vào đơn và đóng dấu giáp lai;
– Xuất trình hộ khẩu thường trú (Sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể).
Ở những địa phương chưa cấp hai loại sổ hộ khẩu trên Công an nơi làm thủ tục cấp CMND căn cứ vào sổ đăng ký hộ khẩu, chứng nhận đăng ký hộ khẩu thường trú của Công an xã, phường, thị trấn;
– Đối với những trường hợp thay đổi họ tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh, đổi lại CMND phải xuất trình Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép thay đổi các nội dung trên đây;
– Chụp ảnh (như trường hợp cấp mới);
– Kê khai tờ khai cấp chứng minh nhân dân theo mẫu;
– Vân tay hai ngón trỏ có thể in vào tờ khai theo mẫu hoặc cơ quan Công an thu vân tay hai ngón qua máy lấy vân tay tự động để in vào tờ khai và CMND;
– Nộp lệ phí;
– Các trường hợp đổi CMND phải nộp lại giấy CMND theo Quyết định số 143/CP ngày 9-8-1976 của Hội đồng Chính phủ (nếu có), CMND đã hết hạn sử dụng, hư hỏng hoặc có thay đổi nội dung cho cơ quan công an ngay khi làm thủ tục đổi để lưu chung với hồ sơ.
Những trường hợp mất hồ sơ do thất lạc, hoả hoạn, bão lụt và các trường hợp bất khả kháng,
cơ quan công an phải thông báo khi công dân đến làm thủ tục cấp đổi, cấp lại CMND thì làm thủ tục cấp mới cho những đối tượng này.
-
Thời hạn đổi, cấp lại chứng minh nhân dân
+ Cấp Chứng minh nhân dân tại thành phố, thị xã: không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới, cấp đổi, 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;
+ Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo, thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân đối với tất cả các trường hợp là không quá 20 ngày làm việc;
+ Các khu vực còn lại thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân là không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.
Thẩm quyền cấp chứng minh nhân dân
Theo Điểm 5 Mục II Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13) quy định:
Công dân thuộc diện được cấp CMND hiện đăng ký hộ khẩu thường trú thuộc địa phương nào do công an cấp huyện nơi đó làm thủ tục cấp CMND.
Do vậy, theo quy định của pháp luật thì khi công dân làm mất, làm hỏng, rách nát chứng minh nhân dân thì bắt buộc phải về nơi công dân có đăng ký hộ khẩu thường trú để làm thủ tục cấp lại.
Quy định về Căn cước công dân
Theo quy định của Luật căn cước công dân 2014, căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, đặc điểm nhận dạng của công dân.
Các đặc điểm nhận dạng là đặc điểm riêng biệt bên ngoài của một người để phân biệt người này với người khác.
Số của thẻ căn cước công dân chính số định danh cá nhân.
Theo Điều 13 của Nghị định 137/2015/NĐ-CP, dãy số này gồm 12 số, có cấu trúc gồm 06 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân,
mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 06 số là khoảng số ngẫu nhiên.
Cụ thể, Điều 7 Thông tư 07/2016/TT-BCA hướng dẫn về ý nghĩa của từng chữ số này như sau:
– 03 chữ số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh,
– 01 chữ số tiếp theo là mã giới tính của công dân
– 02 chữ số tiếp theo là mã năm sinh của công dân;
– 06 chữ số cuối là khoảng số ngẫu nhiên.
Theo khoản 1 Điều 21 Luật căn cước công dân 2014 quy định Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Công dân có thể sử dụng CMND cho đến hết thời hạn hoặc đổi sang thẻ Căn cước công dân để phục vụ việc giao dịch và hai loại giấy tờ này đều có giá trị pháp lý như nhau.
Về giá trị sử dụng thẻ Căn cước công dân, thẻ được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam
và nước ngoài ký kết điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau, khi đó thẻ Căn cước công dân sẽ được sử dụng ngôn ngữ khác.
Thủ tục cấp lại căn cước công dân
Bước 1. Điền vào Tờ khai Căn cước công dân
Công dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện hoặc bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả cấp huyện hoặc khai Tờ khai điện tử trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến.
Bước 2. Xuất trình sổ hộ khẩu
Trường hợp thông tin trên sổ hộ khẩu chưa đầy đủ hoặc không thống nhất với thông tin khai trên Tờ khai Căn cước công dân thì xuất trình thêm Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân cũ hoặc giấy tờ hợp pháp khác để đối chiếu.
Bước 3. Lấy dấu vân tay, chụp ảnh chân dung
Nếu công dân đủ điều kiện cấp lại Căn cước công dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ lấy dấu vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân và chuyển Phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân cho công dân kiểm tra, xác nhận thông tin.
Bước 4. Nộp lệ phí
Công dân nộp lệ phí theo quy định và nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân.
– Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ, được trở lại quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ.
– Cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới…: Miễn phí.
Bước 5. Nhận thẻ Căn cước công dân
Công dân theo giấy hẹn đến nhận thẻ tại cơ quan công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc nhận qua đường bưu điện.
Thẩm quyền cấp căn cước công dân
Căn cứ Điều 26 Luật căn cước công dân 2014 quy định về nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân
tại các phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội công an các tỉnh, thành phố hoặc là đến trụ sở Công an quận, huyện ở địa phương.
Do vậy, việc cấp mới, cấp lại căn cước công dân thì không bắt buộc phải về nơi có hộ khẩu thường trú.
Có thể đến cơ quan quản lý cấp căn cước công dân ở nơi công dân sinh sống và làm việc.
Trên đây là một số thông tin tham khảo về thủ tục làm lại chứng minh thư nơi không có hộ khẩu mời bạn đọc cùng theo dõi
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
LEGALZONE COMPANY
Hotline tư vấn: 0936 037 464
Email: [email protected]
Website: https://lsu.vn/
Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
———————————-
Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy
Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy
Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy
Facebook Luật sư Việt Nam: https://www.facebook.com/lsu.vn
Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
- Vai trò của Trưởng thôn trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự
- So sánh quyền sao chụp tài liệu tại Tòa án của luật sư và các cá nhân khác trong vụ án dân sự, hình sự
- Có được chuộc lại tài sản bị người khác bán
- Thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp theo quy định hiện hành
- Thủ tục khởi kiện đòi nợ cá nhân theo quy định hiện hành
- Thủ tục khởi kiện dân sự theo quy định hiện hành
- Hợp đồng vay tiền cá nhân với công ty
- Bản án giải quyết tranh chấp về hợp đồng vay tài sản
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký