Hướng dẫn cách đặt tên chi nhánh công ty
Căn cứ pháp lý
Luật doanh nghiệp 2020;
Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp;
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh là gì?
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể
thấy, chi nhánh có thể thực hiện chức năng kinh doanh và chức năng đại diện theo ủy quyền
cho doanh nghiệp.
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy
quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Như vậy, văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh, chỉ có chức năng đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp.
Qua các định nghĩa về chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh theo quy định Luật doanh nghiệp 2020, chúng ta có thể phân biệt được chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thông qua một số yếu tố.
Dưới đây, chúng tôi xin làm rõ thêm một yếu tố để phân biệt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Đó là việc đặt tên của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Quy định pháp luật về đặt tên chi nhánh
Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F,
J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
Tên chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”
Phần tên riêng trong tên chi nhánh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước
ngoài và tên viết tắt.
Tên chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh. Tên chi nhánh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh phát hành.
Quy định pháp luật về đặt tên văn phòng đại diện
Tên văn phòng đại diện phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các
chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
Tên văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện”.
Phần tên riêng trong tên văn phòng đại diện của doanh nghiệp không được sử dụng
cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
Ngoài tên bằng tiếng Việt, văn phòng đại diện của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng
tiếng nước ngoài và tên viết tắt.
Tên văn phòng đại diện phải được viết hoặc gắn tại trụ sở văn phòng đại diện. Tên văn
phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên
các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do văn phòng đại diện phát hành.
Có thể thấy, cách đặt tên chi nhánh và văn phòng đại diện có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, chúng ta có thể phân biệt chi nhánh hay văn phòng đại diện thông qua cụm từ “chi nhánh” hay “văn phòng đại diện”.
Quy định pháp luật về đặt tên địa điểm kinh doanh
Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các
chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
Tên địa điểm kinh doanh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “địa điểm kinh doanh”
Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết
tắt.
Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng
cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh
Đăng ký tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh bằng tiếng nước ngoài như thế nào?
Căn cứ Điều 20 nghị định 01/2021/NĐ-CP về tên tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh thì:
1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp.
2. Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
3. Phần tên riêng trong tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
4. Đối với những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.
Đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh trùng với thương hiệu của doanh nghiệp khác có sao không?
Pháp luật quy định: (i) Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu đó. (ii) Căn cứ để xác định tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện theo các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Ví dụ: Công ty TNHH ABC đặt tên chi nhánh là “Chi nhánh công ty TNHH ABC – Đại lý FPT” có thể bị coi là trùng với thương hiệu của FPT trên thực tế.
Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Mời bạn đọc tham khảo thêm về Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
Có thể bạn quan tâm về Dịch vụ thành lập công ty trọn gói
Hotline tư vấn: 0936 037 464
Email: [email protected]
Website: https://lsu.vn/
Hệ thống: Thủ tục pháp luật
Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
———————————-
Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy
Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy
Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy
Facebook Luật sư Việt Nam:https://www.facebook.com/lsu.vn
Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
- Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
- Mức phạt vi phạm về “chứng từ kế toán” Update 6/5/2023
- Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế
- Doanh nghiệp cần bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ những gì?
- Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp trọn gói
- Hướng dẫn soạn hồ sơ và mô tả tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
- DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TRỌN GÓI
- Dịch vụ tư vấn, thiết kế nhãn hiệu cho doanh nghiệp
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký