Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Hội đồng thành viên công ty hợp danh

Hội đồng thành viên công ty hợp danh

Chuyên mục: Tin pháp luật
Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    Các thành viên trong công ty hợp danh đều có quyền và nghĩa vụ nhất định được pháp luật quy định. Vậy hội đồng thành viên công ty hợp danh có những nghĩa vụ quyền hạn gì?

    1. Hội thành thành viên công ty hợp danh gồm những ai?

    hội đồng thành viên công ty hợp danh

    Hội đồng thành viên công ty hợp danh được quy định tại Điều 182 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:

    Hội đồng thành viên bao gồm tất cả thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

    Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để thảo luận và quyết định công việc kinh doanh của công ty. Thành viên yêu cầu triệu tập họp phải chuẩn bị nội dung, chương trình và tài liệu họp.

    Trong công ty hợp danh, Hội đồng thành viên công ty hợp danh là cơ quan quyết định cao nhất, bao gồm tất cả thành viên hợp lại. Hội đồng thành viên công ty hợp danh bầu một thành viên làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để thảo luận và quyết định các công việc kinh doanh của công ty. Thành viên yêu cầu triệu tập họp phải chuẩn bị nội dung, chương trình và tài liệu họp.

          Hội đồng thành viên công ty hợp danh có quyền quyết định tất cả các công việc kinh doanh của công ty. Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh chấp thuận:

           – Phương hướng phát triển công ty

           – Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty

           – Tiếp nhận thêm thành viên hợp danh mới

           – Chấp nhận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên

           – Quyết định dự án đầu tư

          – Quyết định vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định  một tỷ lệ khác cao hơn

          – Quyết định thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổng số lợi nhuận chia cho từng thành viên

          – Quyết định giải thể công ty

         Quyết định các vấn đề khác được thông qua nếu được ít nhất hai phần ba tổng số thành viên hợp danh tán thành, tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

    Như vậy theo quy định pháp luật hiện nay thì Thành viên Hội đồng thành viên công ty hợp danh bao gồm toàn bộ thành viên hợp danh của công ty, được quyền tham gia và biểu quyết tại các cuộc họp.

    2. Triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên

    Triệu tập họp Hội đồng thành viên được quy định tại khoản 2 Điều 182, Điều 183 Luật Doanh nghiệp năm 2020:

    – Thẩm quyền triệu tập họp hội đồng thành viên thuộc về:

    + Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể triệu tập họp Hội đồng thành viên khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của thành viên hợp danh. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập họp theo yêu cầu của thành viên hợp danh thì thành viên đó triệu tập họp Hội đồng thành viên.

    + Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để thảo luận và quyết định công việc kinh doanh của công ty. Thành viên yêu cầu triệu tập họp phải chuẩn bị nội dung, chương trình và tài liệu họp.

    hội đồng thành viên công ty hợp danh

    – Để triệu tập họp Hội đồng thành viên cần phải:

    + Thông báo mời họp Hội đồng thành viên có thể gửi bằng giấy mời, điện thoại, fax, phương tiện điện tử hoặc phương thức khác do Điều lệ công ty quy định. Thông báo mời họp phải nêu rõ mục đích, yêu cầu và nội dung họp, chương trình và địa điểm họp, tên thành viên yêu cầu triệu tập họp.

    + Các tài liệu thảo luận được sử dụng để quyết định các vấn đề quy định tại khoản 3 Điều 182 của Luật này phải được gửi trước đến tất cả thành viên; thời hạn gửi trước do Điều lệ công ty quy định.

    + Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc thành viên yêu cầu triệu tập họp chủ tọa cuộc họp. Cuộc họp của Hội đồng thành viên phải được ghi biên bản của công ty. Nội dung biên bản phải có các nội dung chủ yếu sau đây: Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính; mục đích, chương trình và nội dung họp; thời gian, địa điểm họp; họ, tên chủ tọa, thành viên dự họp; các ý kiến của thành viên dự họp; các nghị quyết được thông qua, số thành viên tán thành và nội dung cơ bản của các nghị quyết đó; họ, tên, chữ ký của các thành viên dự họp.

    3. Thành viên hợp danh là gì?

    Thành viên hợp danh là các đồng chủ sở hữu công ty hợp danh và phải có số lượng ít nhất là 2 thành viên. Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm với công ty bằng toàn bộ tài sản của mình. Các thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

    Thành viên hợp danh trong công ty thường gần gũi có mối quan hệ mật thiết với nhau về mặt nhân thân và có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp nhất định.

    Như vậy, thành viên hợp danh là nhân tố quan trọng để thành lập và vận hành công ty hợp danh. Việc thay đổi thành viên hợp danh như trường hợp họ chết, mất năng lực hành vi dân sự hay rút vốn khỏi công ty sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu vốn, hoạt động tổ chức, thậm chí là đến nguy cơ tồn tại chấm dứt của công ty.

    4. Điều kiện trở thành thành viên hợp danh

    Trong công ty hợp danh phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, những thành viên này là chủ sở hữu chung của công ty, cùng kinh doanh dưới một tên chung. Để trở thành thành viên hợp danh cần đáp ứng các điều kiện sau:

    Thành viên hợp danh không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp. Các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020. Đây đều là những chủ thể bị hạn chế về một khía cạnh nào đó, có thể là hạ chế về nhận thức, hạn chế về quyền kinh doanh…

    Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên hợp danh phải góp đủ, đúng hạn số vốn theo thỏa thuận. Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.

    Thành viên hợp danh phải đáp ứng điều kiện về chứng chỉ hành nghề, điều kiện này chỉ đặt ra khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề yêu cầu điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật. Do công ty hợp danh là công ty đối nhân nên khi thành viên hợp danh có chứng chỉ hành nghề thì sẽ tạo sự uy tín, đảm bảo cho đối tác, khách hàng.

    5. Hạn chế quyền của thành viên hợp danh

    Vì công ty hợp danh là công ty đối nhân nên yêu cầu về sự gắn kết của thành viên hợp danh với công ty là rất quan trọng vì vậy pháp luật đặt ra các trường hợp thành viên hợp danh bị hạn chế quyền, cụ thể tại Điều 180 Luật Doanh nghiệp năm 2020:

    Thứ nhất. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại. Vì thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty hợp danh nếu thành viên hợp danh này cũng làm chủ doanh nghiệp tư nhân nữa (tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp) thì sẽ gây ra nhiều hạn chế về tài sản, trách nhiệm của thành viên hợp danh này khi công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân cùng xảy ra vấn đề tài chính.

    Thứ hai. Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. Vì tính đối nhân nên thành viên hợp danh sẽ nhân danh công ty khi thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty.

    Thứ ba. Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

    hội đồng thành viên công ty hợp danh

    6. Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh

    Thành viên hợp danh sẽ bị chấm dứt tư cách khi thuộc một trong các trường hợp sau:

    Tự nguyện rút vốn khỏi công ty. Trong trường hợp này, thành viên hợp danh chỉ được rút vốn ra khi được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất là 06 tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua.

    Chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Lúc này thành viên hợp dnah không còn đủ năng lực, nhận thức để quản lý, điều hạn và nhân danh công ty thực hiện hoạt động kinh doanh mà đây là quyền nhân thân nên không thể chuyển giao hay ủy quyền cho ai thực hiện mà phải chấm dứt tư cách thành viên hợp danh. Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên của thành viên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phần vốn góp của thành viên đó được hoàn trả công bằng và thỏa đáng.

    Bị khai trừ khỏi công ty. Thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty trong trường hợp sau đây: Không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai. Vi phạm quy định tại Điều 180 của Luật này. Tiến hành công việc kinh doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty và thành viên khác. Không thực hiện đúng nghĩa vụ của thành viên hợp danh.

    Chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này thành viên hợp danh không thể trực tiếp thực hiện quản lý hoạt động của công ty nên phải chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của cá nhân đó.

    Trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.

    Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 185 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên. Sau khi chấm dứt tư cách thành viên hợp danh, nếu tên của thành viên đó đã được sử dụng thành một phần hoặc toàn bộ tên công ty thì người đó hoặc người thừa kế, người đại diện theo pháp luật của họ có quyền yêu cầu công ty chấm dứt việc sử dụng tên đó.

    Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

    Công ty Luật Legalzone

    Hotline tư vấn:  0936 037 464

    Email: [email protected]

    Website: https://lsu.vn/

    Hệ thống: Thủ tục pháp luật

    Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

    ———————————-

    Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

    Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

    Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

    Facebook Luật sư Việt Nam:https://www.facebook.com/lsu.vn

    Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam

    Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.

    Điện thoại: 0936 037 474

    Email: [email protected]

    Tìm kiếm

    VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

    ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

    Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký