Định giá doanh nghiệp là gì ? Cơ sở giá trị của xác định giá trị doanh nghiệp
Thẩm định giá được xuất phát từ nhu cầu khách quan về việc xác định giá trị của tài sản, giúp các bên tham gia giao dịch có thể thỏa thuận với nhau về giá tài sản, giúp các giao dịch về tài sản thành công, bảo đảm lợi ích chính đáng của các bên.

Định giá doanh nghiệp là gì ?
Nhắc đến những khái niệm cơ bản trong đầu tư, không thể không nhắc tới khái niệm “giá trị doanh nghiệp”. Làm sao để định giá cho doanh nghiệp khi mà bạn chưa hề có cái nhìn rõ ràng và cụ thể về nó. Giá trị doanh nghiệp có thể xác định bằng các khoản thu; các nguồn vốn đầu tư trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Giá trị doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là giá trị vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp; mà là giá trị của tất cả các tài sản sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mục đích là lại lợi ích cho các chủ sở hữu và các bên liên quan.
Giá trị mà một doanh nghiệp có thể đem lại cho các nhà đầu tư được xem xét trên 2 giá trị:
+ Giá trị thanh lý là tất cả số tiền có được khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh; bán tất cả các tài sản của nó
+ Giá trị hoạt động liên tục là giá trị hiện tại của dòng tiền tạo ra trong tương lai. Bắt đầu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông qua lượng thông tin trên, ta có thể hiểu được đơn giản rằng:
“Định giá doanh nghiệp chính là việc xác định giá trị doanh nghiệp”
Tại sao cần phải định giá doanh nghiệp chính xác ?
Thông thường, khi chủ sở hữu quyết định ngừng kinh doanh; muốn bán doanh nghiệp thì tại thời điểm đó nó mới được định giá. Nhưng mỗi doanh nghiệp lại cần phải có một giá trị hiển thị nhất ở mỗi lần định giá. Ít nhất mỗi năm một lần, các doanh nghiệp sẽ được định giá. Lý do là:
– Định giá doanh nghiệp có thể giúp chủ doanh nghiệp đưa ra quyết định nhanh hơn khi có những chuyện bất ngờ xảy ra. Cũng giúp chủ doanh nghiệp chủ động hơn về giá cả, giữ được lợi ích khi muốn bán doanh nghiệp.
– Việc nắm giữ giá trị cập nhật theo thời gian cho phép tận dụng cơ hội bán; hoặc sáp nhập doanh nghiệp mới một cách nhanh chóng.
– Có lợi khi quyết định mời thêm cổ đông hoặc có kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp.
– Tạo uy tín cho doanh nghiệp, giúp ngân hàng quyết định cho doanh nghiệp vay tiền hay không.
– Dễ dàng tạo niềm tin khi muốn tìm nhà đầu tư, khách hàng.
Mục đích xác định giá trị doanh nghiệp
Thẩm định giá được xuất phát từ nhu cầu khách quan về việc xác định giá trị của tài sản, giúp các bên tham gia giao dịch có thể thỏa thuận với nhau về giá tài sản, giúp các giao dịch về tài sản thành công, bảo đảm lợi ích chính đáng của các bên. Vì vậy, thẩm định giá có vai trò đặc biệt quan trọng không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường phục vụ nhiều mục đích cho các bên liên quan như: cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
– Phát hành cổ phiếu; Bán cổ phiếu ra công chúng;
– Chứng minh năng lực tài chính;
– Cải tổ doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh
– Phục vụ để cổ phần hóa, liên doanh, góp vốn;
– Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A), hợp nhất hoặc chia nhỏ doanh nghiệp, thu hút vốn đầu tư
– Tham khảo giá trị thị trường;
– Các mục đích khác đúng theo pháp luật quy định.
Cơ sở giá trị của xác định giá trị doanh nghiệp
Cơ sở giá trị doanh nghiệp là giá trị thị trường hoặc giá trị phi thị trường. Cơ sở giá trị doanh nghiệp được xác định trên cơ sở mục đích thẩm định giá, đặc điểm pháp lý, đặc điểm kinh tế-kỹ thuật và đặc điểm thị trường của doanh nghiệp cần thẩm định giá, yêu cầu của khách hàng thẩm định giá tại hợp đồng thẩm định giá (nếu phù hợp với mục đích thẩm định giá) và quy định của pháp luật có liên quan.
Căn cứ vào triển vọng thực tế của doanh nghiệp, thị trường kinh doanh của doanh nghiệp, mục đích thẩm định giá và quy định của pháp luật, thẩm định viên đưa ra nhận định về tình trạng hoạt động, tình trạng giao dịch (thực tế hoặc giả thiết) của doanh nghiệp cần thẩm định giá sau thời điểm thẩm định giá. Thông thường giá trị của doanh nghiệp là giá trị doanh nghiệp hoạt động liên tục. Trong trường hợp thẩm định viên nhận định rằng doanh nghiệp sẽ chấm dứt hoạt động sau thời điểm thẩm định giá thì giá trị của doanh nghiệp sẽ là giá trị doanh nghiệp hoạt động có thời hạn hoặc giá trị thanh lý.
Việc áp dụng các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp cần phù hợp với cơ sở giá trị doanh nghiệp và nhận định của thẩm định viên về trạng thái hoạt động của doanh nghiệp tại và sau thời điểm thẩm định giá.
Mời bạn đọc tham khảo thêm về Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
Có thể bạn quan tâm về Dịch vụ thành lập công ty trọn gói
Hotline tư vấn: 0936 037 464
Email: [email protected]
Website: https://lsu.vn/
Hệ thống: Thủ tục pháp luật
Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
———————————-
Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy
Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy
Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy
Facebook Luật sư Việt Nam:https://www.facebook.com/lsu.vn
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
Website: https://lsu.vn/
- Công ty Luật TNHH Legalzone tuyển dụng vị trí: Chuyên viên Tố tụng
- Công ty luật Legalzone tuyển Nhân Viên Tư Vấn Pháp Luật Doanh nghiệp
- Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế
- Doanh nghiệp cần bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ những gì?
- Khả năng chịu trách nhiệm của chủ đầu tư dự án trong vụ bé Hạo Nam
- Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp trọn gói
- Hướng dẫn soạn hồ sơ và mô tả tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
- DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TRỌN GÓI
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký