Điều kiện cấp giấy chứng nhận đầu tư
Doanh nghiệp muốn đầu tư trong khu công nghiệp cần thực hiện những thủ tục và đáp ứng điều kiện cấp giấy chứng nhận đầu tư nào? Chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn tất Thủ tục và điều kiện cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khu công nghiệp một cách đầy đủ, nhanh chóng và hiệu quả.
Giấy chứng nhận đầu tư là gì?
Giấy chứng nhận đầu tư (tên đầy đủ là giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) là văn bản bằng giấy hoặc là bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư. Giấy phép này do cơ quan có thẩm quyền cấp cho nhà đầu tư khi nhà đầu tư đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định và nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận tại cơ quan có thẩm quyền.
Ngoài ra còn có tên gọi khác là: Giấy phép đầu tư; Giấy chứng nhận đầu tư có tên tiếng anh viết tắt là IRC (Investment Registration Certificate)
Những trường hợp phải xin giấy chứng nhận đầu tư
Hiện nay, Điều 37 Luật Đầu tư quy định: Các trường hợp thực hiện thủ tục cấp xin cấp phép đầu tư bao gồm:
Thứ nhất, dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế thuộc các trường hợp sau:
(1) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế mà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác
(2) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế mà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác
(3) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
Ba trường hợp trên, dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài phải xin cấp giấy chứng nhận đầu tư nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong 03 trường hợp sau:
– Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ lớn hơn 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
– Có tổ chức kinh tế quy như trên nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
– Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế như trên nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Những trường hợp nào không phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư?
Khoản 2 điều 37 Luật Đầu tư quy định: Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:
Thứ nhất, Dự án của nhà đầu tư trong nước.
Thứ hai, Các nhà đầu tư thực hiện đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
Thứ ba, Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế không thuộc 03 trường hợp sau đây sẽ thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC:
– Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ lớn hơn 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh
– Có tổ chức kinh tế quy như trên nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
– Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế như trên nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Điều kiện cần đáp ứng khi xin cấp giấy chứng nhận đầu tư
Để tiến hành đề nghị cấp giấy chứng nhận, các nhà đầu tư cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
Điều kiện 1: Dự án đầu tư không được thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định pháp luật hiện hành.
Điều kiện 2: Nhà đầu tư có địa điểm thực hiện dự án đầu tư hợp pháp.
Điều kiện 3: Dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch
(tham khảo thêm quy định tại khoản 3 điều 33 Luật Đầu tư 2020)
Điều kiện 4: Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có)
Điều kiện 5: Đáp ứng các điều kiện về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị
Nhà đầu tư khi có nhu cầu xin cấp phép trong trường hợp này cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ hoàn chỉnh gồm các giấy tờ dưới đây và nộp hồ sơ tới có quan có thẩm quyền cấp (Tham khảo thêm bài viết: Thẩm quyền cấp phép đầu tư hoặc mục 5 bài viết này):
(1) Nhà đầu tư cần chuẩn bị Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (theo mẫu)
(2) Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư – Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (Áp dụng trong trường hợp nhà đầu tư là cá nhân); Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Áp dụng đối với trường hợp nhà đầu tư là pháp nhân).
(3) Nhà đầu tư chuẩn bị bản Đề xuất dự án đầu tư (quy mô, vốn,…)
(4) Bản sao một trong các tài liệu sau:
– Báo cáo tài chính 02 (hai) năm gần nhất của nhà đầu tư
– Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ
– Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính
– Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư
(5) Chuẩn bị bản Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.
(6) Chuẩn bị bản Giải trình về sử dụng công nghệ nếu dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao (theo quy định hiện hành)
(7) Hợp đồng BCC đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư thực hiện theo hình thức hợp đồng BCC.
(8) Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (nếu có).
Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
- Công ty Luật TNHH Legalzone tuyển dụng vị trí: Chuyên viên Tố tụng
- Công ty luật Legalzone tuyển Nhân Viên Tư Vấn Pháp Luật Doanh nghiệp
- Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế
- Doanh nghiệp cần bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ những gì?
- Khả năng chịu trách nhiệm của chủ đầu tư dự án trong vụ bé Hạo Nam
- Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp trọn gói
- Hướng dẫn soạn hồ sơ và mô tả tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
- DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TRỌN GÓI
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký