Con nuôi có được hưởng thừa kế?
Thừa kế là một chế định trong những chế định quan trọng của Bộ luật Dân sự. Bộ luật này cũng đã quy định tương đối cụ thể về những người thừa kế theo pháp luật. Con nuôi có được hưởng thừa kế không là một trong những thắc mắc của nhiều người. Bài viết dưới đây, LegalZone giải đáp cụ thể chi tiết, bạn đọc có thể tham khảo.
Con nuôi có được hưởng thừa kế?
Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, những người hưởng thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự:
– Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế thứ hai: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;.
– Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Trong đó, việc chia di sản thừa kế theo pháp luật được thực hiện theo nguyên tắc như sau: Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước.
Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên có thể thấy, con nuôi thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết cùng với con đẻ, tức là được hưởng quyền thừa kế như con đẻ.
Điều kiện để được công nhận là con nuôi
Không phải trường hợp nào gọi là con nuôi cũng được pháp luật chấp nhận hưởng quyền thừa kế như con đẻ. Để được công nhận là con nuôi hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Nuôi con nuôi 2010.
Cụ thể:
– Người nhận nuôi và con nuôi đều phải đáp ứng những điều kiện sau:
+ Người nhận nuôi phải có hành vi dân sự đầy đủ; Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; Có điều kiện sức khỏe, kinh tế, chỗ ở; Có tư cách đạo đức tốt.
+ Con nuôi ở thời điểm được nhận nuôi phải là trẻ em dưới 16 tuổi; Nếu từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì chỉ được cha dượng, mẹ kế; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
– Việc nhận con nuôi trong nước phải được đăng ký tại UBND cấp xã nơi thường trú của con nuôi hoặc người nhận nuôi; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nếu có yếu tố nước ngoài.
Khi được cơ quan đăng ký cấp Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, quan hệ con nuôi với cha mẹ nuôi mới chính thức được xác lập. Khi cha mẹ nuôi chết, con nuôi mới được hưởng quyền thừa kế theo pháp luật như con đẻ.
Hỏi đáp với Luật sư: Con nuôi có được thừa kế không?
Câu hỏi 1:
>>>> Tư vấn quy định pháp luật về phân chia di sản thừa kế, gọi0936037464
Trả lời:
Cảm ơn bản đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật LegalZone, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Nếu mẹ nuôi bạn mất không để lại di chúc thì phần tài sản của mẹ nuôi bạn sẽ được chia theo quy định của pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015.
Điều 651 quy định những người thừa kế thuộc hàng thứ nhất bao gồm: “vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.”
Dựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử trong quan hệ hôn nhân và gia đình, pháp luật quy định những người thừa kế cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau mà không phân biệt con đẻ, con nuôi.
Như vậy mẹ nuôi bạn mất không để lại di chúc và việc bạn là con nuôi nhưng bạn vẫn có quyền hưởng phần di sản thừa kế của mẹ bạn để lại ngang với con đẻ. Tuy nhiên, quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chỉ được xác lập khi:
– Tại thời điểm nhận nuôi con nuôi, việc nuôi con nuôi được đăng ký tại UBND xã, phường, thị trấn nơi thường trú của cha mẹ nuôi hoặc con nuôi;
– Trường hợp việc nuôi con nuôi đã phát sinh trên thực tế mà chưa đăng ký trước ngày 1/1/2011, nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật nuôi con nuôi 2010 thì được đăng ký kể từ ngày 1/1/2011 đến hết ngày 31/12/2015 tại UBND cấp xã nơi thường trú của cha mẹ nuôi và con nuôi (căn cứ khoản 1 Điều 23 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi).
Khoản 1 Điều 50 Luật nuôi con nuôi quy định điều kiện gồm:
“a) Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi;
b) Đến thời điểm Luật này có hiệu lực, quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống;
c) Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con.”
Với trường hợp của bạn, năm nay bạn 32 tuổi và thời điểm anh 30 tuổi bạn có nhận quan hệ mẹ nuôi tuy nhiên xét theo quy định tại Luật nuôi con nuôi 2010 thì bạn không đủ điều kiện để làm thủ tục nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật. Do đó, bạn không thuộc trường hợp được hưởng di sản thừa kế.
>>>>>Tham khảo: Cháu nuôi có được thừa kế thế vị
Câu hỏi 2:
Căn nhà tôi đang ở do mẹ tôi xây và đứng tên chủ quyền nhà, hiện trên hộ khẩu ngoài gia đình tôi còn có bà nội có tên trên hộ khẩu. 2 năm vừa qua, lần lượt ba tôi rồi mẹ tôi mắc bạo bệnh nên qua đời mà không để lại di chúc gì cho 2 anh em tôi. Trước khi mất khoảng 4-5 tháng, mẹ tôi đã kịp làm sổ đỏ cho căn nhà. Hiện nay 2 anh em tôi vẫn đang ở chung trong nhà và có bàn với nhau là sẽ đồng thừa kế căn nhà trên.
Mong luật sư tư vấn dùm tôi phải làm những thủ tục gì và cần những giấy tờ gì để nhận thừa kế căn nhà này và phải trình giấy tờ tại nơi nào?
Ngoài 2 anh em tôi ra, ba tôi có quốc tịch nước ngoài, từng nhận 1 đứa con nuôi người nước ngoài thì tôi có phải chia sẻ quyền thừa kế cho đứa con này không?
Theo tôi được biết, quyền thừa kế trực tiếp theo luật ưu tiên đầu tiên là cha mẹ rồi mới đến con cái của người đứng tên căn nhà, hiện mẹ tôi đứng tên mà hiện tôi chỉ còn ông ngoại và ông bà nội, thì quyền thừa kế này có bao gồm cả ông bà tôi không?
Vừa rồi, cô và dượng tôi có lấy giấy chứng tử của mẹ tôi đi làm giấy tờ, vậy theo luật, nếu tôi chưa kịp làm giấy nhận quyền thừa kế thì cô dượng tôi có thể quyền làm nhận thừa kế này không?
Mong Luật sư giải thích những thắc mắc vừa qua dùm tôi để tôi có thể làm được giấy tờ nhận thừa kế căn nhà này.
Hy vọng sớm nhận được email phản hồi của Luật sư.
Xin chân thành cảm ơn!
Tư vấn quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật: Con nuôi có được thừa kế thế vị không?
Trả lời :
LegalZone cảm ơn câu hỏi và đề nghị tư vấn của bạn. Sau đây là tư vấn của chúng tôi về trường hợp của bạn như sau:
Mặc dù căn nhà đứng tên mẹ bạn, tuy nhiên tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân nên có thể là tài sản chung của hai vợ chồng. Vì vậy, khi một trong hai chết trước thì tài sản sẽ được phân chia giữa vợ và chồng sau đó thực hiện chia thừa kế, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người để lại tài sản chết. Về vấn đề hưởng thừa kế, trong một hàng thừa kế sẽ được hưởng di sản bằng nhau khi chia theo pháp luật.
Theo quy định tại Điều 651 quy định về những người thừa kế theo pháp luật:
“ Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Khi cả bố và mẹ anh đều không để viết di chúc nên toàn bộ tài sản của hai người đều chia theo pháp luật.
Theo đó sẽ chia tài sản của bố bạn trước hàng thừa kế thứ nhất bao gồm : Mẹ bạn, bà nội, ông nội, hai anh em và con nuôi nếu con nuôi là hợp pháp. Việc chia di sản của bố bạn được chia đều cho năm người trên.
Sau đó sẽ chia tài sản của mẹ bạn theo pháp luật bao gồm cả phần tài sản mà mẹ bạn được thừa kế từ bố bạn, hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật bao gồm mẹ (bà ngoại bạn), các con ( hai anh em bạn).
Để làm thủ tục phân chia di sản thừa kế, những đồng thừa kế của cha và mẹ phải làm văn bản thỏa thuận phân chia và có mặt tại văn phòng công chứng công chứng văn bản này. Hồ sơ thực hiện thủ tục phân chia di sản thừa kế bao gồm:
– Văn bản thỏa thuận phân chia di sản
– Giấy chứng tử của người để lại di sản
– Giấy tờ nhân thân của những người thừa kế
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản
– Các loại giấy tờ, văn bản có liên quan đến di sản người chết để lại.
Như đã phân tích ở trên, dượng (chú) và cô của bạn không thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cha mẹ trong khi hàng thừa kế thứ nhất vẫn còn đối tượng được hưởng thừa kế, do vậy cô và dượng không thể tự mình thực hiện thủ tục phân chia di sản thừa kế và sang tên đất đai mặc dù có giấy tờ nhà đất và giấy chứng tử, trừ trường hợp họ được những người ở hàng thừa kế thứ nhất ủy quyền thực hiện thay thủ tục này.
Trên đây là nội dung tư vấn của LegalZone về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Con nuôi có được hưởng thừa kế không?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
LEGALZONE COMPANY
Hotline tư vấn: 0936 037 464
Email: [email protected]
Website: https://lsu.vn/
Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
———————————-
Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy
Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy
Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy
Facebook Luật sư Việt Nam: https://www.facebook.com/lsu.vn
Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký