Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Cháu nuôi có được thừa kế thế vị?

Cháu nuôi có được thừa kế thế vị?

Chuyên mục: Luật dân sự
Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    Cháu nuôi có được thừa kế thế vị? Là câu hỏi được không ít bạn đọc quan tâm gửi câu hỏi đến LegalZone. Chúng tôi với đội ngũ luật sư thừa kế uy tín, chuyên nghiệp sẽ tận tình giải đáp các thắc mắc của bạn đọc. Dưới đây là một số câu hỏi và câu trả lời của luật sư, các bạn có thể tham khảo:

    Cháu nuôi có được thừa kế thế vị?

    Câu hỏi 1:

    Mẹ tôi được bà tôi nhận làm con nuôi từ nhỏ. Bà tôi không có chồng con cũng không còn người thừa kế nào khác, nay mẹ và bà đều đã mất. Vậy luật sư cho tôi hỏi, việc bà nhận mẹ làm con nuôi thì có đương nhiên phát sinh quan hệ cháu nuôi không. Trường hợp này tôi có được quyền thừa kế tài sản từ bà không? Vì có người nói cháu nuôi không thuộc hàng thừa kế của ông bà.

    Trả lời

    Theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật nuôi con nuôi thì không có khái niệm cháu nuôi.
    Điều 24 Luật nuôi con nuôi 2010 chỉ có quy định về việc giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con, giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau. Pháp luật không có quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ nuôi đối với con của con nuôi, cũng như không có quan hệ cháu nuôi.
     
    “Điều 24. Hệ quả của việc nuôi con nuôi

    1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    …”

    Về quyền thừa kế, theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì:

    “Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Theo đó:

    Pháp luật đã quy định rất rõ trong hàng thừa kế thứ hai, Ông bà là ông bà nội hoặc ông bà ngoại, cháu là cháu ruột của người đó. Mối qua hệ ông bà và cháu là mối quan hệ huyết thống. Do đó, cháu nuôi không thuộc hàng thừa kế thứ hai của ông bà.

    Tuy nhiên, cháu nuôi có thể được hưởng thừa kế từ ông bà trong trường hợp thừa kế thế vị theo Điều 652 Bộ luật dân sự 2015: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.

    Như vậy, cháu nuôi không thuộc hàng thừa kế thứ hai nhưng trong trường hợp đặc biệt là thừa kế thế vị thì vẫn được hưởng thừa kế từ ông bà theo quy định của pháp luật.

    Câu hỏi 2:

    Bác của An không có con đẻ mà nhận anh Khôi từ trại trẻ mồ côi vể làm con nuôi. Bác của An mất trước ông bà nội của An. Đến nay, ông bà nội của An mất, bố An là người thừa kế duy nhất của ông bà, vì vậy được hưởng toàn bộ tài sản của ông bà An để lại. Nhưng nay, anh Khôi yêu cầu bố An phải chia một nửa căn nhà của ông bà An cho anh Khôi với lý do anh Khôi là thừa kế thế vị thay thế bác An nhận di sản thừa kế của ông bà An để lại. Yêu cầu của anh Khôi có đúng pháp luật hay không?

    Trả lời:

    Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty TNHH LegalZone. Về trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

    Điều 677 Bộ luật dân sự 2005 quy định về thừa kế thế vị:

    “Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

    Về mặt pháp lý, pháp luật không có quy định con nuôi của một người có thể thay người đó nhận thừa kế di sản của cha mẹ người đó để lại nếu người này chết trước cha mẹ mình. Bởi vì, con nuôi của một người không đương nhiên trở thành cháu của cha, mẹ người đó. Vì vậy, đòi hỏi của anh Khôi được hưởng thừa kế thế vị thay cha, mẹ nuôi của mình nhận di sản thừa kế từ ông bà của An trong trường hợp nêu trên là không đúng quy định của pháp luật

    Liên hệ với LegalZone ngay hôm nay để được giải đáp tận tình miễn phí các thắc mắc về Cháu nuôi có được thừa kế thế vị hoặc bất kỳ nhu cầu tư vấn pháp lý nào bạn nhé!

    Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

    LEGALZONE COMPANY

    Hotline tư vấn:  0936 037 464

    Email: [email protected]

    Website: https://lsu.vn/

    Hệ thống thủ tục pháp luật

    Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

    ———————————-

    Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

    Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

    Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

    Facebook Luật sư Việt Nam: https://www.facebook.com/lsu.vn

    Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam

    Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.

    Điện thoại: 0936 037 474

    Email: [email protected]

    Tìm kiếm

    VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

    ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

    Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký