Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Quy định của pháp luật về chứng từ kế toán

Quy định của pháp luật về chứng từ kế toán

Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents
    Quy định của pháp luật về chứng từ kế toán
    Quy định của pháp luật về chứng từ kế toán

    Kế toán (tiếng Anh: Accounting) là quá trình ghi chép; lưu lại những giao dịch diễn ra trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Để dựa vào những chứng từ kế toán đó phân tích và lập báo cáo tổng kết tình hình tài chính cho ban giám đốc công ty. Đây được xem là một bộ phận quan trọng trong việc quản lý kinh tế cho doanh nghiệp. Nhiều năm trở lại đây, khi các doanh nghiệp xuất hiện nhanh chóng; ngành kế toán và đặc biệt là CTKT được quan tâm hơn. Do đó, công ty Luật Legalzone xin chia sẻ tới bạn đọc các vấn đề về CTKT trong bài viết sau.

    Chứng từ kế toán là gì?

    Theo Luật Kế toán năm 2015 thì “Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.”

    Chứng từ kế toán là gì?

    Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ; kịp thời, chính xác, dễ kiểm tra; kiểm soát và đối chiếu theo các nội dung quy định tại Điều 16 Luật kế toán.

    Phân loại các chứng từ kế toán

    • Liên quan đến tiền mặt: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị thành toán, giấy đề nghị tạm ứng…
    • Liên quan đến ngân hàng: Giấy báo nợ, ủy nhiệm chi, séc, …
    • Liên quan đến tiền lương: Bảng chấm công, bảng tính lương, hợp đồng lao động, quy chế, quy định,…
    • Liên quan đến chi phí, doanh thu: phiếu kế toán, hóa đơn….

    Nội dung của chứng từ kế toán?

    Luật kế toán 2015 đã quy định cụ thể CTKT phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

    Tên và số hiệu của CTKT;

    Ngày, tháng, năm lập CTKT;

    Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập CTKT;

    Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận CTKT;

    Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

    Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của CTKT dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;

    Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến CTKT.

    Ngoài những nội dung chủ yếu của CTKT nêu trên; CTKT có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ.

    Nội dung chứng từ kế toán

    Tìm hiểu thêm tại Tư vấn luật kế toán

    Lập và lưu giữ chứng từ kế toán

    1. Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị kế toán phải lập CTKT. CTKT chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính.

    2. CTKT phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu.

    3. Chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai CTKT thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai.

    Tham khảo thêm tại Chị dâu có thể làm kế toán trưởng cho công ty của em chồng không?

    4. CTKT phải được lập đủ số liên quy định. Trường hợp phải lập nhiều liên CTKT cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau.

    5. Người lập, người duyệt và những người khác ký tên trên CTKT phải chịu trách nhiệm về nội dung của CTKT.

    6. CTKT được lập dưới dạng chứng từ điện tử; in ra giấy và lưu trữ theo quy định của luật.

    Lập và lưu trữ chứng từ kế toán

    Quản lý và sử dụng chứng từ kế toán

    Thông tin, số liệu trên CTKT là căn cứ để ghi sổ kế toán.

    CTKT phải được sắp xếp theo nội dung kinh tế; theo trình tự thời gian và bảo quản an toàn theo quy định của pháp luật.

    Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền tạm giữ; tịch thu hoặc niêm phong CTKT. Trường hợp tạm giữ hoặc tịch thu thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải sao chụp chứng từ bị tạm giữ; bị tịch thu; ký xác nhận trên chứng từ sao chụp và giao bản sao chụp cho đơn vị kế toán; đồng thời lập biên bản ghi rõ lý do; số lượng từng loại CTKT bị tạm giữ hoặc bị tịch thu và ký tên, đóng dấu.

    Cơ quan có thẩm quyền niêm phong CTKT phải lập biên bản; ghi rõ lý do; số lượng từng loại CTKT bị niêm phong và ký tên, đóng dấu.

    Hóa đơn có phải là chứng từ kế toán không?

    Khoản 1 Điều 20 Luật Kế toán 2015 đã quy định rõ: hóa đơn là CTKT do tổ chức; cá nhân bán hàng, cung cấp dịch vụ lập; ghi nhận thông tin bán hàng, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.

     Nội dung, hình thức hóa đơn, trình tự lập; quản lý và sử dụng hóa đơn thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

    Trên đây là một số thông tin Legalzone muốn chia sẻ tới bạn đọc về CTKT. Để biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kịp thời tư vấn. Xin cảm ơn!

    Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

    LEGALZONE COMPANY

    Hotline tư vấn:  0936 037 464

    Email: [email protected]

    Website: https://lsu.vn/

    https://lsu.vn/dich-vu-luat/dich-vu-tu-van-phap-luat/

    Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

    ———————————-

    Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

    Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

    Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

    Facebook Luật sư Việt Nam: https://www.facebook.com/lsu.vn

    Tìm kiếm

    VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

    tu-van-phap-luat-theo-gio.png
    ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

    Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký