Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Cấm dịch vụ đòi nợ thuê – Có được kinh doanh dịch vụ đòi nợ?

Cấm dịch vụ đòi nợ thuê - Có được kinh doanh dịch vụ đòi nợ?

Chuyên mục: Tin pháp luật
Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    Cấm dịch vụ đòi nợ thuê thì bạn nên làm gì để có thể thu hồi hết số nợ mà khách nợ không có ý định trả? Tại sao lại cấm thực hiện dịch vụ này? Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn một số hướng giải quyết khi bị cấm dịch vụ đòi nợ thuê mà chủ nợ cần nắm rõ. Ngoài ra, nếu bạn cần hỗ trợ đòi nợ khẩn cấp, hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi để được các Luật sư, chuyên gia hỗ trợ chi tiết và giải quyết kịp thời!

    dịch vụ đòi nợ thuê

    Thế nào là kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê?

    Căn cứ pháp lý

    Đòi nợ thuê được hiểu là một ngành dịch vụ đòi nợ của một cá nhân, tổ chức, một doanh nghiệp hoặc của một tập đoàn, công ty đòi nợ chuyên tiến hành những hoạt động thu, đòi nợ đối với con nợ theo yêu cầu của chủ nợ.

    Căn cứ vào quy định tại Nghị định 104/2007/NĐ-CP, dịch vụ đòi nợ thuê là một trong những dịch vụ đã được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, hoạt động này hoàn toàn hợp pháp về mặt pháp lý.

    Nguyên tắc hoạt động của dịch vụ đòi nợ thuê

    Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 104/2007/NĐ-CP về các nguyên tắc hoạt động của dịch vụ đòi nợ, cụ thể:

    + Chỉ những doanh nghiệp nào đã được pháp luật cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về dịch vụ đòi nợ theo quy định mới được phép hoạt động dịch vụ đòi nợ một cách hợp pháp;

    + Doanh nghiệp khi kinh doanh dịch vụ đòi nợ thì không được phép kinh doanh các ngành nghề khác ngoại trừ dịch vụ đòi nợ;

    + Doanh nghiệp khi kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê chỉ được phép thực hiện các biện pháp xử lý đối tượng nợ phù hợp và đúng với quy định của pháp luật về việc đòi nợ;

    + Các hoạt động dịch vụ đòi nợ phải được thực hiện theo hợp đồng ủy quyền đã ký kết giữa khách nợ hay chủ nợ với doanh nghiệp khi kinh doanh dịch vụ đòi nợ trong phạm vi các quyền được pháp luật công nhận hợp pháp;

    Tại sao cấm dịch vụ đòi nợ thuê?

    Nguyên nhân dẫn đến cấm dịch vụ đòi nợ thuê

    Thứ nhất, trong quá trình hoạt động dịch vụ đòi nợ, nhiều tổ chức đòi nợ thuê đã có thường xuyên không chấp hành đúng các điều kiện kinh doanh cũng như quy định pháp luật về việc đòi nợ thuê từ đó làm phát sinh nhiều hệ quả tiêu cực.

    Thứ hai, trong thời gian gần đây, một số tổ chức kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã làm biến tướng bản chất của dịch vụ đòi nợ và tiến hành các hoạt động phi pháp, đặc biệt tinh vi đến mức các cơ quan quản lý hay cơ quan tư pháp không thể ngăn chặn. Điều đó thực sự làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội và đây cũng là lý do chính khiến cho Quốc hội ra quyết định cấm hoạt động ngành nghề kinh doanh này tại luật pháp Việt Nam.

    Mặc dù bản chất ban đầu của dịch vụ đòi nợ thuê sẽ không làm ra hành vi gây nguy hại cho xã hội nhưng nhiều tổ chức đã lợi dụng việc đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ để dễ dàng tiến hành các hoạt động đòi nợ và dùng đến các biện pháp đòi nợ trái pháp luật đối với con nợ.

    dịch vụ đòi nợ thuê

    Từ khi nào bị cấm dịch vụ đòi nợ thuê?

    Ngày 17/6/2020, Quốc hội đã quyết định thông qua Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 năm 2020. Như vậy, việc kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã được bổ sung vào danh mục các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh bên cạnh các ngành nghề như: kinh doanh các chất ma túy, hóa chất, khoáng vật,…

    Điều luật này đã chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021. Tuy nhiên, tại khoản 5 Điều 77 Luật này cũng quy định rõ ràng:

    Hợp đồng cung cấp các dịch vụ đòi nợ được ký trước ngày 01/01/2021 sẽ bị chấm dứt hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Khi đó các bên tham gia vào hợp đồng sẽ được thực hiện các hoạt động liên quan để tiến hành thanh lý hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ theo quy định pháp luật về dân sự và các quy định khác có liên quan.

    02 cách đòi nợ mà không cần thuê dịch vụ đòi nợ

    Cách 01: Khởi kiện ra Tòa án

    Căn cứ theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015: “Vay tiền là giao dịch dân sự nên khi một trong hai bên không thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận thì cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.

    Khi gặp các trường hợp mà bên người vay không có khả năng trả đủ số nợ hoặc nợ trong thời gian quá lâu, không có khả năng đòi được thì người cho vay có quyền làm đơn khởi kiện đòi nợ gửi đến Tòa án để yêu cầu bên nợ trả tiền và trả thêm một khoản tiền lãi kèm theo nếu bên vay nợ không chịu trả nợ, vì hành vi chậm trả nợ của bên vay là bằng chứng xác thực cho thấy quyền và lợi ích hợp pháp của bên cho vay bị ảnh hưởng và đã bị xâm phạm.

    Lưu ý:

    • Theo quy định tại Điều 429 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về hợp đồng vay tiền là 03 năm.
    • Việc giải quyết các tranh chấp đòi nợ có thể kéo dài qua các giai đoạn như: sơ thẩm, phúc thẩm; lúc này nếu bên cho nợ phát hiện bên nợ có dấu hiệu tẩu tán tài sản thì khi khởi kiện chủ nợ có thể yêu cầu Tòa án xử lý áp dụng một hoặc đồng thời các biện pháp như sau:

    + Kê khai số tài sản đang tranh chấp

    + Cấm được dịch chuyển quyền về tài sản đối với các tài sản đang tranh chấp

    + Phong tỏa các tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước

    + Phong tỏa hết tài sản tại nơi gửi giữ

    + Phong tỏa hết tài sản của người có nghĩa vụ liên đới.

    Cách 02: Tố cáo đến cơ quan công an có thẩm quyền

    Nếu người cho vay nhận thấy các hành vi vay tiền của người đi vay có dấu hiệu của tội phạm hoặc có hành vi gian dối trong việc vay tiền để bỏ trốn và chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng các khoản vay này vào mục đích bất hợp pháp thì khi đó người cho vay có quyền làm đơn tố cáo nộp lên cho cơ quan công an về một trong các hành vi phạm tội sau đây:

    • Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015. Hành vi vi phạm về tội này có khung hình phạt cao nhất có thể bị tù chung thân;
    • Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015. Tội này có khung hình phạt cao nhất lên đến 20 năm tù.

    dịch vụ đòi nợ thuê

    Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ đòi nợ thuê hợp pháp?

    Hiện nay không khó để tìm các doanh nghiệp, công ty đòi nợ thuê cung cấp các dịch vụ đòi nợ. Tuy nhiên không phải đơn vị cung cấp dịch vụ đòi nợ cũng đều uy tín, thực hiện đúng các biện pháp trong dịch vụ đòi nợ và đòi nợ đúng pháp luật, đem lại hiệu quả cao. 

    Trong một số trường hợp, nếu đặt niềm tin sai chỗ khách hàng không chỉ khó đòi được nợ mà còn tiền mất tật mang, rơi vào vòng lao lý vì những tác động không đáng có.

    Vì vậy, việc lựa chọn cho mình một đơn vị cung cấp dịch vụ đòi nợ thuê hợp pháp là vô cùng cần thiết. Tổng Đài Pháp Luật được xem là đơn vị cung cấp dịch vụ đòi nợ thuê uy tín, hợp pháp, đúng quy định của pháp luật.

    Đội ngũ luật sư, chuyên gia pháp lý tại Tổng đài pháp luật có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nợ sẽ là lựa chọn đáng tin cậy dành cho khách hàng. Chúng tôi luôn cam kết đòi nợ NHANH NHẤT – ĐÚNG PHÁP LUẬT – ĐẢM BẢO UY TÍN  cho tất cả các khách hàng.

    Trên đây là những thông tin quan trọng liên quan đến việc cấm dịch vụ đòi nợ thuê mà bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về các quy định đòi nợ và những cách đòi nợ hữu hiệu nhất mà không cần đến việc thuê dịch vụ đòi nợ. 

    Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam

    Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.

    Điện thoại: 0936 037 474

    Email: [email protected]

    Tìm kiếm

    VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

    ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

    Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký