Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Cách đặt tên công ty nước ngoài tại Việt Nam

Cách đặt tên công ty nước ngoài tại Việt Nam

Chuyên mục: Tin pháp luật
Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    Tên doanh nghiệp nước ngoài do chủ doanh nghiệp tự lựa chọn, nhưng cũng phải tuân theo pháp luật Việt Nam.

    Thành phần tên doanh nghiệp

    Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nhà đầu tư được đăng ký 3 loại tên:

    Tên tiếng Việt;

    Tên tiếng nước ngoài;

    Tên viết tắt.

    Trong đó, tên tiếng Việt là bắt buộc để thực hiện thủ tục cấp phép.

    Tên tiếng Việt

    Tên tiếng Việt bao gồm hai thành phần:

    Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng

    Loại hình doanh nghiệp

    Thông thường, loại hình doanh nghiệp sẽ được viết tắt:

    Công ty trách nhiệm hữu hạn: viết tắt là ‘Công ty TNHH’

    Công ty cổ phần: viết tắt là ‘Công ty CP’

    Công ty hợp danh: viết tắt là ‘Công ty HD’

    Doanh nghiệp tư nhân: viết tắt là ‘DNTN’

    Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam

    ► Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam

    Tên riêng

    Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

    Được phép sử dụng các ký hiệu “&”, “.”, “+”, “–”, “_”

    Ví dụ: Công ty TNHH Thời trang T&T

    Có thể sử dụng tên tiếng Việt phiên âm từ tên tiếng nước ngoài.

    Ví dụ: Tên tiếng Anh: Gossen Salvador Limited Company

    ► Tên tiếng Việt: Công ty TNHH Gôxen Xanvađo.

    Phòng Đăng ký kinh doanh là cơ quan có quyền chấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.

    Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020

    Tên tiếng nước ngoài và tên viết tắt

    Tên tiếng nước ngoài là tên tiếng nước ngoài trong hệ chữ La-tinh được dịch từ tên tiếng Việt.

    Ví dụ: Công ty TNHH Aeon Việt Nam

    ► Tên tiếng Anh là “Aeon Vietnam Limited Company”

    Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

    Ví dụ: Công ty TNHH Rồng Việt:

    ► Tên tiếng Anh là “Viet Dragon Limited Company”; hoặc

    ► Tên tiếng Anh là “Rong Viet Limited Company”.

    Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

    Ví dụ:  “Hung Vuong JSC” là tên viết tắt từ tên tiếng Anh “Hung Vuong Joint Stock Company” của Công ty Cổ phần Hùng Vương.

    Sau khi được cấp phép, nhà đầu tư có thể lựa chọn tên tiếng Việt, tên tiếng nước ngoài, hoặc tên viết tắt đã được đăng ký để quảng bá doanh nghiệp.

    Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

    Không được sử dụng các chữ cái của ngôn ngữ khác trong tên riêng.

    Ví dụ: Công ty CP 寶成 => Sai

    Không được đặt tên trùng, hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký tại Việt Nam (trừ trường hợp doanh nghiệp đã giải thể, hoặc phá sản).

    Không sử dụng tên trùng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

    Ví dụ: Công ty Cổ phần Hội Liên Hiệp Phụ Nữ.

    Sai. Hội liên hiệp phụ nữ là tổ chức chính trị – xã hội trong hệ thống chính trị, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ Việt Nam.

    Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

    Ví dụ: Công ty TNHH Phan Bội Châu.

    Sai. Phan Bội Châu là tên một danh nhân của Việt Nam. Việc sử dụng tên danh nhân làm tên riêng của doanh nghiệp là vi phạm truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam.

    Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để làm tên riêng của doanh nghiệp khi không được sự chấp thuận của chủ sở hữu.

    Ví dụ: Công ty CP Nước mắm Phú Quốc.

    Sai.  Nước mắm Phú Quốc là chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ. Nhà đầu tư không được sử dụng tên này.

    Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 17, Điều 19 Nghị định 78/2015/NĐ-CP

    Không được đặt tên gây nhầm lẫn

    Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký.

    Ví dụ: Công ty TNHH Nước Giải Khát Côca Côla Việt Nam

    Sai. Đọc giống với Công ty TNHH Nước Giải Khát Coca Cola Việt Nam

    Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.

    Ví dụ: Công ty Cổ phần Sunlight Electronics Việt Nam, viết tắt là ‘SEV’

    Sai. Trùng với tên viết tắt của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV).

    Tên tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký.

    Ví dụ: Công ty TNHH Sông Hồng và Công ty TNHH Hồng Hà.

    Sai. Cả hai tên công ty này đều được dịch ra là “Red River Limited Company”. Doanh nghiệp đăng ký sau đã vi phạm vì tên gây nhầm lẫn.

    Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự và các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và tiếng Anh ngay sau tên riêng.

    Ví dụ:  Công ty TNHH Cửu Long và Công ty TNHH Cửu Long 1 => Sai.

    Ví dụ: Công ty TNHH Sơn Hà Thứ Nhất và Công ty TNHH Sơn Hà Số 2 => Sai.

    Ví dụ:  Công ty Cổ phần Sơn Tây và Công ty Cổ phần Sơn Tây X => Sai.

    Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”

    Ví dụ:  Công ty Hợp danh Alpha và Công ty Hợp danh Alpha + => Sai.

    Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” hoặc “mới”.

    Ví dụ:  Công ty Cổ phần Thế Kỷ và Công ty Cổ phần Thế Kỷ Mới => Sai.

    Tên riêng của doanh nghiệp chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “Miền Bắc”, “Miền Nam”,“Miền Trung”, “Miền Tây”, “Miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.

    Ví dụ: Công ty HD Ngôi Sao và Công ty HD Ngôi Sao Miền Nam => Sai.

    Doanh nghiệp chỉ có thể đặt tên trùng, tên gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác khi doanh nghiệp đó đã giải thể, hoặc phá sản.

    Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020

    Mời bạn đọc tham khảo thêm về Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp 

    Có thể bạn quan tâm về Dịch vụ thành lập công ty trọn gói 

    Công ty Luật Legalzone

    Hotline tư vấn:  0936 037 464

    Email: [email protected]

    Website: https://lsu.vn/

    Hệ thống: Thủ tục pháp luật

    Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

    ———————————-

    Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

    Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

    Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

    Facebook Luật sư Việt Nam:https://www.facebook.com/lsu.vn

    Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam

    Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.

    Điện thoại: 0936 037 474

    Email: [email protected]

    Tìm kiếm

    VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

    ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

    Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký