Thủ tục khởi kiện vụ án hành chính theo quy định pháp luật
Sau đây Legalzone xin gửi đến bạn đọc các thông tin về thủ tục khởi kiện vụ án hành chính.
Khởi kiện vụ án hành chính là gì?
Khởi kiện vụ án hành chính là việc cá nhân; tổ chức; cơ quan nhà nước; theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính chính thức yêu cầu tòa án thụ lý án hành chính để bảo vệ quyền; lợi ích hợp pháp của cá nhân; tổ chức; cơ quan nhà nước; công chức bị xâm hại bởi các quyết định hành chính; quyết định kỉ luật buộc thôi việc…
Khởi kiện vụ án hành chính được thể hiện dưới hình thức văn bản gọi là đơn kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền.
Chủ thể có Quyền khởi kiện
Theo quy định tại Điều 115 Luật Tố tụng hành chính 2015; cơ quan; tổ chức; cá nhân có quyền khởi kiện vụ án; cụ thể như sau:
– Cơ quan; tổ chức; cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định hành chính; hành vi hành chính; quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp không đồng ý với quyết định; hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết; nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định; hành vi đó.
– Tổ chức; cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trong trường hợp không đồng ý với quyết định đó.
– Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án về danh sách cử tri trong trường hợp đã khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết; nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết; nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại đó.
Thời hiệu khởi kiện
Theo quy định tại Điều 116 Luật Tố tụng hành chính năm 2015; thời hiệu khởi kiện được tính như sau:
– Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cơ quan; tổ chức; cá nhân được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
– Thời hiệu khởi kiện đối với từng trường hợp được quy định như sau:
+ 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính; hành vi hành chính; quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
+ 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
+ Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.
– Trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan nhà nước; người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:
+ 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
+ 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước; người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại.
– Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện.
– Các quy định của Bộ luật dân sự về cách xác định thời hạn; thời hiệu được áp dụng trong tố tụng hành chính.
Xem thêm: Thủ tục khiếu nại hành chính và các vấn đề cần lưu ý
Thủ tục khởi kiện
Theo Điều 117 Luật Tố tụng hành chính năm 2015; thủ tục khởi kiện vụ án hành chính được quy định như sau:
– Khi khởi kiện vụ án hành chính thì cơ quan; tổ chức; cá nhân phải làm đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 118 của Luật này.
– Cá nhân có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên; địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ; tên; địa chỉ của cá nhân; ở phần cuối đơn cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ.
– Cá nhân là người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức; làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên; địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên; địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn; người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.
– Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này là người không biết chữ; không nhìn được; không thể tự mình làm đơn khởi kiện; không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ làm chứng; ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
– Cơ quan; tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan; tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên; địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên; địa chỉ của cơ quan; tổ chức và họ; tên; chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan; tổ chức đó; ở phần cuối đơn; người đại diện hợp pháp của cơ quan; tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan; tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Đơn khởi kiện
Nội dung đơn khởi kiện
Theo quy định tại Điều 118 Luật Tố tụng hành chính năm 2015; trong Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính như sau:
– Ngày; tháng; năm làm đơn;
– Tòa án được yêu cầu giải quyết vụ án hành chính;
– Tên; địa chỉ; số điện thoại; số fax; địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người khởi kiện; người bị kiện; người có quyền lợi; nghĩa vụ liên quan;
– Nội dung quyết định hành chính; quyết định kỷ luật buộc thôi việc; quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; nội dung giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri hoặc tóm tắt diễn biến của hành vi hành chính;
– Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có);
– Yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết;
– Cam đoan về việc không đồng thời khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Các tài liệu, chứng cứ kèm theo
Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu; chứng cứ chứng minh quyền; lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ các tài liệu; chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu; chứng cứ hiện có để chứng minh quyền; lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Các tài liệu; chứng cứ khác; người khởi kiện phải tự mình bổ sung hoặc bổ sung theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
Các phương thức gửi Đơn khởi kiện
Theo quy định tại Điều 119 Luật tố tụng hành chính năm 2015; người khởi kiện gửi đơn khởi kiện và tài liệu; chứng cứ kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng một trong các phương thức sau đây:
– Nộp trực tiếp tại Tòa án.
– Gửi qua dịch vụ bưu chính.
– Gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có):
“Việc giao nộp tài liệu; chứng cứ tại Tòa án được quy định cụ thể tại Điều 19 Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐTP ngày 30/12/2016 của Hội đồng thẩm phán tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự; Luật tố tụng hành chính về gửi; nhận đơn khởi kiện; tài liệu; chứng cứ và cấp; tống đạt; thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử; như sau:
+ Trường hợp người khởi kiện; người tham gia tố tụng đã gửi tài liệu; chứng cứ qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án phải nộp bản chính hoặc bản sao hợp pháp tài liệu; chứng cứ đó chậm nhất là tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp; tiếp cận; công khai chứng cứ và hòa giải; phiên họp kiểm tra việc giao nộp; tiếp cận; công khai chứng cứ và đối thoại. Đối với các tài liệu; chứng cứ mà người tham gia tố tụng gửi cho Tòa án bằng phương tiện điện tử sau phiên họp kiểm tra việc giao nộp; tiếp cận; công khai chứng cứ và hòa giải; phiên họp kiểm tra việc giao nộp; tiếp cận; công khai chứng cứ và đối thoại thì thời hạn giao nộp bản chính và bản sao hợp pháp tài liệu; chứng cứ đó được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng.
+ Đối với tài liệu; chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 109 Bộ luật tố tụng dân sự; khoản 2 Điều 96 Luật tố tụng hành chính; chứng cứ là vật chứng; tài liệu nghe được; nhìn được hoặc những tài liệu; chứng cứ khác mà không thể định dạng dưới dạng thông điệp dữ liệu điện tử theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 Nghị quyết này thì Tòa án; người khởi kiện; người tham gia tố tụng không được gửi bằng phương thức điện tử mà phải giao nộp bằng phương thức khác theo quy định của pháp luật tố tụng”.
Xác định ngày khởi kiện vụ án hành chính
Điều 120 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 xác định cụ thể ngày khởi kiện vụ án hành chính như sau:
– Trường hợp người khởi kiện trực tiếp nộp đơn tại Tòa án có thẩm quyền thì ngày khởi kiện là ngày nộp đơn.
– Trường hợp người khởi kiện gửi đơn trực tuyến thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn.
– Trường hợp người khởi kiện gửi đơn đến Tòa án qua dịch vụ bưu chính thì ngày khởi kiện là ngày có dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi. Trường hợp không xác định được ngày; tháng; năm theo dấu bưu chính nơi gửi thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính. Đương sự phải chứng minh ngày mình gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính; trường hợp đương sự không chứng minh được thì ngày khởi kiện là ngày Tòa án nhận được đơn khởi kiện do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến.
– Trường hợp chuyển vụ án cho Tòa án khác theo quy định tại khoản 1 Điều 34 và khoản 3 Điều 165 của Luật này thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn khởi kiện đến Tòa án đã thụ lý nhưng không đúng thẩm quyền và được xác định theo quy định tại các khoản 1; 2 và 3 Điều này.
Nhận và xem xét đơn khởi kiện
Điều 121 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định như sau:
– Tòa án nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận đơn của Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và ghi vào sổ nhận đơn. Trường hợp nhận đơn trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và ghi vào sổ nhận đơn.
Việc nhận đơn khởi kiện được ghi vào sổ nhận đơn và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp; Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn trực tuyến thì Tòa án trả lời cho người khởi kiện biết qua thư điện tử. Trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn; Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện; Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công; Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
+ Yêu cầu sửa đổi; bổ sung đơn khởi kiện;
+ Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 246 của Luật này;
+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện; nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này.
– Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán quy định tại khoản 3 Điều này phải được thông báo cho người khởi kiện; phải ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Yêu cầu sửa đổi; bổ sung đơn khởi kiện
Điều 122 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định:
– Sau khi nhận được đơn khởi kiện; nếu thấy đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này thì Thẩm phán thông báo bằng văn bản và nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi; bổ sung cho người khởi kiện sửa đổi; bổ sung đơn khởi kiện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người khởi kiện nhận được thông báo của Tòa án.
– Thời gian thực hiện việc sửa đổi; bổ sung đơn khởi kiện không tính vào thời hiệu khởi kiện.
– Trường hợp người khởi kiện đã sửa đổi; bổ sung đơn khởi kiện theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này thì Thẩm phán tiếp tục việc thụ lý vụ án; nếu họ không sửa đổi; bổ sung theo yêu cầu của Thẩm phán thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện và tài liệu; chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện.
Trả lại đơn khởi kiện
Điều 123 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định:
– Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong những trường hợp sau đây:
+ Người khởi kiện không có quyền khởi kiện;
+ Người khởi kiện không có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ;
+ Trường hợp pháp luật có quy định về điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó;
+ Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
+ Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;
+ Người khởi kiện lựa chọn giải quyết vụ việc theo thủ tục giải quyết khiếu nại trong trường hợp quy định tại Điều 33 của Luật này;
+ Đơn khởi kiện không có đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này mà không được người khởi kiện sửa đổi; bổ sung theo quy định tại Điều 122 của Luật này;
+ Hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 1 Điều 125 của Luật này mà người khởi kiện không xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án; trừ trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí; không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có lý do chính đáng.
– Khi trả lại đơn khởi kiện và tài liệu; chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện; Thẩm phán phải có văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện. Văn bản trả lại đơn khởi kiện được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Đơn khởi kiện và tài liệu; chứng cứ mà Thẩm phán trả lại cho người khởi kiện phải được sao lại và lưu tại Tòa án để làm cơ sở giải quyết khiếu nại; kiến nghị khi có yêu cầu.
Xem thêm: Thủ tục khiếu nại quyết định hành chính
Khiếu nại; kiến nghị và giải quyết khiếu nại; kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện
Điều 124 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định:
– Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện; người khởi kiện có quyền khiếu nại; Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện.
– Ngay sau khi nhận được khiếu nại; kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện; Chánh án Tòa án phải phân công một Thẩm phán xem xét; giải quyết khiếu nại; kiến nghị.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công; Thẩm phán phải mở phiên họp xem xét; giải quyết khiếu nại; kiến nghị. Phiên họp xem xét; giải quyết khiếu nại; kiến nghị có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có khiếu nại. Trường hợp người khởi kiện; Kiểm sát viên vắng mặt thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên họp.
– Căn cứ vào tài liệu; chứng cứ có liên quan đến việc trả lại đơn khởi kiện; ý kiến của đại diện Viện kiểm sát và người khởi kiện có khiếu nại tại phiên họp; Thẩm phán phải ra một trong các quyết định sau đây:
+ Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện và thông báo cho người khởi kiện; Viện kiểm sát cùng cấp;
+ Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu; chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.
– Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định trả lời khiếu nại; kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện của Thẩm phán; người khởi kiện có quyền khiếu nại; Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp xem xét; giải quyết.
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại; kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện; Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp phải ra một trong các quyết định sau đây:
+ Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện;
+ Yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu; chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.
Quyết định giải quyết khiếu nại; kiến nghị của Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp là quyết định cuối cùng. Quyết định này phải được gửi ngay cho người khởi kiện; Viện kiểm sát cùng cấp; Viện kiểm sát đã kiến nghị và Tòa án đã ra quyết định trả lại đơn khởi kiện.
Trên đây là một số thông tin Legalzone muốn chia sẻ tới bạn đọc về Thủ tục khởi kiện hành chính theo quy định pháp luật. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kịp thời tư vấn.
Xin cảm ơn!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
Hotline tư vấn: 0936 037 464
Email: [email protected]
Website: https://lsu.vn/
Hệ thống: Thủ tục pháp luật
Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
———————————-
Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy
Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy
Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy
Facebook Luật sư Việt Nam:https://www.facebook.com/lsu.vn
Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
- Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
- Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế
- Doanh nghiệp cần bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ những gì?
- Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp trọn gói
- Hướng dẫn soạn hồ sơ và mô tả tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
- DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TRỌN GÓI
- Dịch vụ tư vấn, thiết kế nhãn hiệu cho doanh nghiệp
- HƯỚNG DẪN SOẠN HỒ SƠ VÀ MÔ TẢ NHÃN HIỆU
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký