Chính sách tài khoá là gì? Khái quát về chính sách tài khoá
Chính sách tài khóa (Fiscal Policy) là các biện pháp can thiệp của Chính phủ vào quy mô hoạt động của nền kinh tế thông qua các biện pháp thay đổi chi tiêu hoặc thuế, thông qua đó nhằm thúc đầy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm hoặc bình ổn giá và hạn chế lạm phát.
Tài khoá là gì?
Tài khóa là chu kỳ trong thời gian 12 tháng, có hiệu lực cho báo cáo dự toán và quyết toán hàng năm của ngân sách nhà nước cũng như của các doanh nghiệp. Tài khóa thường được sử dụng tương đương hoặc thay thế cho từ “năm quyết toán thuế” hoặc “năm tài chính”.
Khái quát về chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa (tiếng Anh là Fiscal Policy) là các biện pháp can thiệp của chính phủ đến hệ thống thuế khóa và chi tiêu của chính phủ nhằm đạt được các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm hoặc ổn định giá cả và lạm phát.
Hiểu một cách đơn giản, chính sách tài khóa là một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô, nhằm tác động vào quy mô hoạt động kinh tế thông qua biện pháp thay đổi chi tiêu hoặc thuế của chính phủ. Như vậy, việc thực thi chính sách tài khóa sẽ do chính phủ thực hiện liên quan đến những thay đổi trong các chính sách thuế và chi tiêu chính phủ.
Lưu ý, chỉ chính quyền trung ương (Chính phủ) mới có quyền và chức năng thực thi chính sách tài khóa, còn chính quyền địa phương không có chức năng này.
Công cụ của chính sách tài khóa
Công cụ chủ yếu của chính sách tài khóa là: Chi tiêu chính phủ và thuế.
Thứ nhất: Chi tiêu chính phủ
Chi tiêu của chính phủ bao gồm hai loại: Chi mua sắm hàng hóa dịch vụ và chi chuyển nhượng. Cụ thể:
– Chi mua sắm hàng hóa dịch vụ: Theo đó, chính phủ sẽ dùng ngân sách để mua vũ khí, khí tài, xây dựng đường xá, cầu cống và các công trình kết cấu hạ tầng, trả lương cho đội ngũ cán bộ nhà nước…
– Chi chuyển nhượng: Chi chuyển nhượng là các khoản trợ cấp của Chính phủ cho các đối tượng chính sách như người nghèo hay nhóm dễ bị tổn thương khác trong xã hội (người khuyết tật, trẻ mồ côi,….).
Thứ hai: Thuế
Tại Việt Nam, có nhiều loại thuế khác nhau mà cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, … nhưng về cơ bản thuế được chia làm 2 loại sau:
– Thuế trực thu (direct taxes): Thuế đánh trực tiếp lên tài sản hoặc thu nhập của người dân;
– Thuế gián thu (indirect taxes): Thuế đánh lên giá trị của hàng hóa, dịch vụ trong lưu thông thông qua các hành vi sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế.
Thông qua việc ban hành các chính sách về thuế, Chính phủ đã tác động vào quy mô hoạt động kinh tế theo những cách sau:
– Thuế làm giảm thu nhập khả dụng của cá nhân từ đó dẫn đến chi cho tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ của cá nhân giảm xuống. Điều này khiến tổng cầu giảm và GDP giảm.
– Thuế tác động khiến giá cả hàng hoá và dịch vụ “méo mó” từ đó gây ảnh hưởng đến hành vi và động cơ khuyến khích của cá nhân.
Xem thêm: Tại sao phải đóng thuế? Tại sao có nhiều loại thuế khác nhau?
Vai trò của chính sách tài khóa trong kinh tế vĩ mô
Trong kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Theo đó:
– Chính sách tài khóa là công cụ giúp Chính phủ điều tiết nền kinh tế thông qua chính sách chi tiêu mua sắm và thuế
– Chính sách tài khóa là một công cụ nhằm khắc phục thất bại của thị trường, phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế thông qua thực thi chính sách chi tiêu của chính phủ và thu ngân sách
– Chính sách tài khóa là một công cụ phân phối và tái phân phối tổng sản phẩm quốc dân. Mục tiêu của chính sách là nhằm điều chỉnh phân phối thu nhập, cơ hội, tài sản, hay các rủi ro có nguồn gốc từ thị trường
– Chính sách tài khóa hướng tới mục tiêu tăng trưởng và định hướng phát triển của nền kinh tế quốc gia.
So sánh chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
Giống nhau: Đều là chính sách/công cụ được thực hiện để ổn định nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển.
Khác nhau:
Cơ sở so sánh | Chính sách tài khoá | Chính sách tiền tệ |
Khái niệm | Là công cụ nhằm sử dụng chi tiêu của chính phủ và thu ngân sách (thuế) để tác động đến nền kinh tế. | Là chính sách sử dụng các công cụ của hoạt động tín dụng và ngoại hối để ổn định tiền tệ, từ đó ổn định nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển. |
Mục tiêu | Hướng nền kinh tế vào mức sản lượng và việc làm mong muốn. | Mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả, tăng trưởng GDP, giảm thất nghiệp. |
Người tạo chính sách | Là công cụ chỉ có chính phủ mới có quyền và chức năng thực hiện. | Ngân hàng trung ương là cơ quan tổ chức thực hiện các chính sách tiền tệ. |
Công cụ thực hiện chính sách | Thuế và chi tiêu của chính phủ. | Lãi suất; dự trữ bắt buộc; chính sách tỷ giá hối đoái; nới lỏng định lượng; nghiệp vụ thị trường mở… |
Trên đây là một số thông tin Legalzone muốn chia sẻ tới bạn đọc. Để biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kịp thời tư vấn. Xin cảm ơn!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
LEGALZONE COMPANY
Hotline tư vấn: 0936 037 464
Email: [email protected]
Website: https://lsu.vn/https://lsu.vn/dich-vu-luat/dich-vu-tu-van-phap-luat/
Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
- Công ty Luật TNHH Legalzone tuyển dụng vị trí: Chuyên viên Tố tụng
- Công ty luật Legalzone tuyển Nhân Viên Tư Vấn Pháp Luật Doanh nghiệp
- Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế
- Doanh nghiệp cần bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ những gì?
- Khả năng chịu trách nhiệm của chủ đầu tư dự án trong vụ bé Hạo Nam
- Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp trọn gói
- Hướng dẫn soạn hồ sơ và mô tả tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
- DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TRỌN GÓI
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký