Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam năm 2021?
Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam năm 2021?
Hiện nay, loại hình doanh nghiệp là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với những cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu chuyển đổi loại hình của doanh nghiệp hoặc thành lập một doanh nghiệp. Bởi hiện nay theo pháp luật về doanh nghiệp Việt Nam có rất nhiều loại hình để lựa chọn, mỗi loại hình này đều có các đặc điểm đặc trưng khác nhau.
Dưới đây, Legalzone sẽ cùng Quý vị tìm hiểu về các quy định cụ thể, chi tiết và mới nhất về các loại hình của doanh nghiệp này. Từ đó, Quý vị có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất đối với nhu cầu của bản thân.
Loại hình doanh nghiệp là gì?
Loại hình doanh nghiệp là hình thức, cơ cấu doanh nghiệp được Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn ghi nhận, lựa chọn loại hình công ty, doanh nghiệp là một trong các bước mà cần thực hiện khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc thành lập doanh nghiệp mới.
Các loại hình doanh nghiệp hiện nay?
Hiện nay, theo quy định về luật doanh nghiệp của công ty có 6 loại hình doanh nghiệp như sau:
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ( viết tắt là công ty TNHH một thành viên)
– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên ( viết tắt là công ty TNHH hai thành viên trở lên)
– Công ty hợp danh
– Công ty cổ phần
– Doanh nghiệp tư nhân
– Doanh nghiệp nhà nước
Đặc điểm các loại hình doanh nghiệp
Tùy thuộc mỗi loại doanh nghiệp sẽ có các đặc điểm khác nhau, cụ thể như sau:
Thứ nhất: Công ty TNHH một thành viên
Công ty TNHH một thành viên là công ty chỉ có một cá nhân hoặc là một tổ chức nào đó thực hiện là chủ sở hữu. Trong đó chủ sở hữu chịu hoàn toàn trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ về tài sản thuộc phạm vi trong số vốn điều lệ từ công ty.
– Đối với vốn điều lệ trong công ty:
+ Vốn điều lệ ở thời điểm đăng ký doanh nghiệp bằng tổng giá trị của tài sản của chủ sở hữu đã cam kết góp và được ghi nhận trong điều lệ công ty
+ Phần vốn này sẽ có thời hạn là trong vòng 90 ngày phải thực hiện hoàn tất việc góp vốn. Nếu chủ sở hữu không thể đóng đủ số vốn như đã cam kết thì phải có trách nhiệm thực hiện thủ tục thay đổi số vốn điều lệ trong công ty.
– Trách nhiệm của chủ sở hữu đối với tài sản
+ Chịu hoàn toàn trách nhiệm về khoản nợ đồng thời các nghĩa vụ về vốn thuộc phạm vi ghi nhận của điều lệ công ty. Theo đó, toàn bộ tài sản đối với chủ sở hữu công ty không phải thực hiện chịu trách nhiệm vô hạn.
– Đối với việc huy động vốn
Công ty TNHH một thành viên không có thẩm quyền phát hành cổ phần.
Thực tế, công ty này có thể thực hiện phát hành trái phiếu hoặc vốn vay nhận từ một cá nhân hoặc tổ chức ở Việt Nam hoặc ngoài nước.
– Đối với tư cách pháp lý
Công ty TNHH một thành viên được xác nhận có tư cách pháp nhân tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Thứ hai: Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Công ty TNHH hai thành viên trở lên là một doanh nghiệp mà trong đó bao gồm thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức nhưng đảm bảo số lượng là không quá 50 thành viên.
– Vốn điều lệ: Là toàn bộ phần vốn được góp do thành viên đã cam kết góp.
Thời hạn góp vốn là trong vòng tối đa 90 ngày, tính từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Trách nhiệm của thành viên về tài sản:
Do công ty có tư cách pháp nhân theo đó thì trách nhiệm là phải chịu hoàn toàn tài sản của mình.
Trong đó, nghĩa vụ tài sản cùng khoản nợ các thành viên phải chịu trách nhiệm về phạm vi số vốn mà thành viên đó đã thực hiện góp vốn.
– Đối với tư cách pháp lý
Công ty TNHH hai thành viên trở lên tính từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.
– Đối với việc huy động vốn thì có các cách để huy động thêm số vốn cụ thể:
+ Tăng số thành viên mới, đảm bảo số lượng không vượt quá là 50 thành viên
+ Tăng số vốn của các thành viên thực tế từ công ty
+ Huy động thêm số vốn từ hoạt động vay vốn, vay tín dụng
+ Có thể phát hành trái phiếu.
Thứ ba: Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là công ty trong đó có ít nhất chủ sở hữu là bao gồm 2 thành viên. Hai thành viên này cùng thực hiện kinh doanh với một tên chung – gọi là thành viên hợp danh. Trong công ty hợp danh còn có thành viên góp vốn
– Vốn:
Thực hiện việc góp vốn đầy đủ đồng thời đúng hạn trong thỏa thuận
Nếu không góp đủ số vốn như cam kết ban đầu thì số vốn thiếu sẽ thuộc khoản nợ của thành viên. Theo đó thành viên này có thể phải chịu hậu quả là bị khai trừ ra khỏi công ty
– Trách nhiệm của thành viên về tài sản:
+ Tài sản mà các thành viên góp vốn sẽ được chuyển vào quyền sở hữu của công ty đồng thời tài sản tạo lập mang tên của công ty.
+Tài sản thu từ các hoạt động của các thành viên kinh doanh ( nhân danh công ty)
+ Ngoài ra còn có các tài sản khác do pháp luật quy định.
– Đối với việc góp vốn
+ Góp đúng hạn và đảm bảo số vốn theo cam kết
+ Nếu không góp đủ số vốn theo cam kết mà gây ra các thiệt hại của công ty thì thành viên đó phải bồi thường thiệt hại này cho công ty
+ Nếu không góp đủ số vốn như cam kết ban đầu thì số vốn thiếu sẽ thuộc khoản nợ của thành viên. Theo đó thành viên này có thể phải chịu hậu quả là bị khai trừ ra khỏi công ty
Thứ tư: Công ty cổ phần
– Vốn điều lệ: Được chia ra các phần bằng nhau và gọi là cổ phần.
Vốn điều lệ bao gồm toàn bộ các giá trị mệnh giá của cổ phần đã được bán. Trong đó vốn điều lệ ở thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp bằng tổng giá trị mệnh giá của cổ phần từ các loại theo ghi nhận trong Điều lệ công ty đã được đăng ký mua.
+ Thay đổi vốn điều lệ.
– Đối với tư cách pháp lý:
Đủ tư cách pháp nhân đồng thời chịu trách nhiệm các khoản nợ từ công ty
– Đối với việc huy động vốn
Huy động vốn từ vay nguồn của cá nhân hoặc tổ chức ở Việt Nam hoặc ngoài nước; phát hành cổ phiếu và trái phiếu.
Thứ năm: Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là một doanh nghiệp do cá nhân là chủ đồng thời chịu trách nhiệm hoàn toàn tài sản của họ về hoạt động của doanh nghiệp đó.
– Đối với tư cách pháp lý:
Không có tư cách pháp nhân
– Vốn đầu tư: do chủ của doanh nghiệp đăng ký, theo đó số vốn đầu tư có thể được tăng hoặc giảm trong hoạt động kinh doanh
Thứ sáu: Doanh nghiệp nhà nước
– Sở hữu vốn: do nhà nước sở hữu hoàn toàn về vốn điều lệ là 100% hoặc do sở hữu góp vốn trên 50% nhưng không quá 100% vốn điều lệ.
– Tư cách pháp lý: Doanh nghiệp nhà nước đều có tư cách pháp nhân
– Vốn: theo nguồn vốn thì doanh nghiệp nhà nước chia làm hai loại:
+ Nhà nước sở hữu vốn 100%
+ Vốn góp bị chi phối của doanh nghiệp nhà nước có phần vốn trên 50%
Trên đây là nội dung cụ thể mới nhất về các loại hình doanh nghiệp theo quy định luật doanh nghiệp hiện hành . Mọi thắc mắc chưa rõ ràng bạn có thể liên hệ trực tiếp tới chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.
Xem thêm : Quy định về các loại hình doanh nghiệp
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
LEGALZONE COMPANY
Hotline tư vấn: 0936 037 464
Email: [email protected]
Website: https://lsu.vn/
Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
———————————-
Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy
Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy
Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy
Facebook Luật sư Việt Nam: https://www.facebook.com/lsu.vn
Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
- Quy định hiện hành về khắc dấu tên riêng, khắc dấu chức danh
- Điều kiện và thủ tục kinh doanh bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam
- Có được chuộc lại tài sản bị người khác bán
- Đòi lại tài sản đã bán được không
- Mở quán cafe nhỏ có phải đăng ký kinh doanh và đóng thuế không?
- Mẹ vay tiền, con có phải trả thay
- Tranh chấp phần thưởng có được từ trúng thưởng –
- Trái cây trổ sang vườn người khác, có được ăn không
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký