4 nguyên tắc đặt tên viết tắt công ty
Tên của doanh nghiệp không chỉ cần hay, ý nghĩa mà còn phải đảm bảo các quy định của pháp luật. Việc đặt tên cho công ty là cả một nghệ thuật, vậy đặt tên viết tắt công ty cần lưu ý gì?
Doanh nghiệp không bắt buộc phải có tên viết tắt
Tên doanh nghiệp gồm có tên tiếng Việt, tên bằng tiếng nước ngoài (nếu có) và tên viết tắt (nếu có).
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm 2 thành tố bắt buộc là loại hình doanh nghiệp và tên riêng của doanh nghiệp:
Tên doanh nghiệp = Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng
Loại hình doanh nghiệp đứng trước tên riêng doanh nghiệp, cụ thể:
– “Công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
– “Công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần;
– “Công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh;
– “Doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
Còn tên riêng của doanh nghiệp là do chủ doanh nghiệp tự đặt được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên tiếng nước ngoài
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài. (theo khoản 3 Điều 39 Luật Doanh nghiệp mới nhất năm 2020).
Không được trùng với tên viết tắt công ty khác
Một trong những điều cấm khi đặt tên doanh nghiệp là đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. Cụ thể, các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn, trong đó có:
– Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên
– Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
– Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký…
Như vậy, không được đặt trùng tên viết tắt với doanh nghiệp đã đăng ký, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
Tên viết tắt phải có tên loại hình doanh nghiệp
Thường tên viết tắt được lấy từ tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp, một số trường hợp thắc mắc có bắt buộc phải có đuôi JSC hay CO.,LTD không?
JSC là viết tăt dùng cho loại hình công ty cổ phần, CO.,LTD là dùng cho loại hình công ty TNHH một thành viên và hai thành viên trở lên.
Theo đó, khi đặt tên viết tắt công ty bắt buộc phải có tên loại hình doanh nghiệp như đối với tên tiếng Việt.
Hotline tư vấn: 0936 037 464
Email: [email protected]
Website: https://lsu.vn/
Hệ thống: Thủ tục pháp luật
Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
———————————-
Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy
Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy
Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy
Facebook Luật sư Việt Nam:https://www.facebook.com/lsu.vn
Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
- Công ty Luật TNHH Legalzone tuyển dụng vị trí: Chuyên viên Tố tụng
- Công ty luật Legalzone tuyển Nhân Viên Tư Vấn Pháp Luật Doanh nghiệp
- Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế
- Doanh nghiệp cần bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ những gì?
- Khả năng chịu trách nhiệm của chủ đầu tư dự án trong vụ bé Hạo Nam
- Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp trọn gói
- Hướng dẫn soạn hồ sơ và mô tả tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
- DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TRỌN GÓI
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký