TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG
Ngày nay, trong thời kì công nghệ thông tin phát triển hiện đại, các doanh nghiệp được khách hàng biết đến không chỉ nhờ giá trị cốt lõi là chất lượng sản phẩm, dịch vụ,… mà còn nằm ở nhãn hiệu, thương hiệu. Nhãn hiệu nổi tiếng đem đến giá trị rất lớn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên việc được biết đến rộng rãi cũng tạo ra rủi ro đó là nhãn hiệu dễ bị các doanh nghiệp khác bắt chước và cạnh tranh. Pháp luật đã có các quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, nhãn hiệu nổi tiếng là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nhưng có tiêu chí đánh giá và thời điểm xác lập quyền bảo hộ khác so với các đối tượng khác được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Công ty Luật TNHH Legalzone đã có chia sẻ về quy trình, thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, dưới đây hãy cùng Legalzone tìm hiểu cụ thể về tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng.
Nhãn hiệu nổi tiếng là gì?
Theo điểm c khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2023) thì nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam.
Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng
Khoản 2 Điều 6 Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2019, 2022) mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký.
Theo đó, các tiêu chí sau được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng bao gồm:
– Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
– Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
– Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
– Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
– Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
– Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
– Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
– Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
So sánh nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu thông thường
Nhãn hiệu nổi tiếng | Nhãn hiệu thông thường | |
Định nghĩa | Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. (Khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2019, 2022) | Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. (Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2019, 2022) |
Điều kiện bảo hộ | Các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng:
– Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo; – Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành; – Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp; – Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu; – Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; – Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu; – Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng; – Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu. (Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022) |
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; – Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác. (Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022) |
Căn cứ xác lập quyền | Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký. (Điểm a khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022) | Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022) hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. (Điểm a khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022) |
Hiệu lực của văn bằng bảo hộ | Không xác định thời hạn. | Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. (Khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022) |
Dịch vụ tư vấn lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại công ty Luật TNHH Legalzone
Với kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ chúng tôi tự tin là đơn vị cung cấp các dịch vụ một cách hiệu quả, khác biệt:
- Các luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm sẽ tiếp nhận thông tin và trao đổi, tư vấn và giám sát chặt chẽ sát sao tiến độ công việc, hồ sơ của quý khách hàng
- Các hồ sơ, vụ việc sẽ được chuyên viên đánh giá, tra cứu, thực hiện đúng thực tế
- Mọi chi phí, kế hoạch triển khai được thông báo, thỏa thuận một cách minh bạch, rõ ràng, không phát sinh thêm chi phí
- Công ty Luật TNHH Legalzone luôn bám sát tiến độ công việc và cập nhật với quý khách hàng tận tâm, thường xuyên, kịp thời.
- Chúng tôi luôn lắng nghe, thấu hiểu mong muốn của quý khách hàng, đưa ra những kế hoạch, phương án tối ưu và hài lòng nhất đến cho quý khách hàng.
- Phí dịch vụ hợp lý nhất, khách hàng sẽ được trải nghiệm và sử dụng dịch vụ tốt nhất
Trên đây là những chia sẻ về tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng. Quý khách hàng có thắc mắc, nhu cầu đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn. Công ty luật TNHH Legalzone tự tin sẽ là một địa chỉ đáng tin cậy khi quý khách hàng lựa chọn dịch vụ tư vấn của chúng tôi.
==>> Xem thêm:
Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
- Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
- Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế
- Doanh nghiệp cần bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ những gì?
- Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp trọn gói
- HƯỚNG DẪN SOẠN HỒ SƠ VÀ MÔ TẢ NHÃN HIỆU
- Những lỗi sai thường mắc phải khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
- HƯỚNG DẪN SOẠN HỒ SƠ VÀ MÔ TẢ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP
- Tổng hợp phí, lệ phí bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký