Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành

Thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành

Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents
    Thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành
    Thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành

    Cơ quan nhà nước tiến hành thu thuế doanh nghiệp và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Legalzone xin gửi đến các bạn những thông tin về Thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành.

    Thuế thu nhập doanh nghiệp
    Thuế thu nhập doanh nghiệp

    Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

    Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp tuy chưa có văn bản quy định cụ thể như thế nào; nhưng ta có thể hiểu được thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu; đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất; kinh doanh hàng hóa dịch vụ; và những thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

    Ai phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp?

    Đối tượng chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm các tổ chức hoạt động tổ chức kinh doanh; kinh doanh hàng hóa; dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định khoản 1 Điều 2 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:

    • Doanh nghiệp được hình thành theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm: doanh nghiệp tư nhân; công ty hợp danh; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; công ty cổ phần;
    • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú tại hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
    • Tổ chức được thành lập theo luật hợp tác xã;
    • Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
    • Tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập.

    Xem thêm: Tư vấn thường xuyên cho Doanh nghiệp

    Các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải chịu và khấu trừ?

    Thu nhập chịu thuế mà doanh nghiệp phải chịu

    Ngoài ra không phải tất cả các khoản thu nhập của doanh nghiệp đều phải đóng thuế mà chỉ có những loại thu nhập được quy định tại Điều 3 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới bắt buộc nộp thuế bao gồm:

    • Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ;
    • Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn; chuyển nhượng bất động sản;
    • Thu nhập từ quyền sở hữu quyền sử dụng tài sản;
    • Thu nhập từ quà tặng bằng tiền; bằng hiện vật từ các nguồn tài trợ; thu nhập nhận được từ các khoản hỗ trợ tiếp thị; hỗ trợ chi phí; chiết khấu thanh toán; thưởng khuyến mại và các khoản hỗ trợ khác.
    • Thu nhập từ chuyển nhượng; cho thuê ; thanh lý tài sản;
    • Thu nhập từ tiền gửi; cho vay vốn; bán ngoại tệ; hoàn nhập các khoản dự phòng;
    • Thu khoản nợ khó đòi nay đã đòi được;
    • Thu khoản nợ phải trả không xác định được chủ;
    • Khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước đó bị bỏ sót và các khoản thụ phụ khác;
    • Thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất; kinh doanh ở ngoài Việt Nam.
    • Các khoản thu nhập khác theo quy định pháp luật.

    Các khoản chi phí được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

    • Khoản chi thực tế của doanh nghiệp phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất; kinh doanh của doanh nghiệp phải nộp;
    • Các khoản chi có đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật về thuế;
    • Các khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa và dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

    Căn cứ và phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp

    • Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập tính thuế và thuế suất;
    • Thu nhập tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn và các khoản lỗ được kết chuyển từ mấy năm trước.
    • Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh cộng thu nhập khác; kể cả thu nhập được ở ngoài Việt Nam.
    • Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải xác định riêng để kê khai nộp thuế.
    • Phương pháp tính thuế của doanh nghiệp bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất; thường thuế suất thu nhập doanh nghiệp là 25% và các trường hợp đặc biệt là 32% đến 50% theo quy định.

    Cơ quan thực hiện thủ tục nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

    Doanh nghiệp nộp thuế tại trụ sở chính của Chi cục thuế. Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc vào hoạt động tại địa bàn tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi doanh nghiệp có trụ sở chính thì số thuế được tính nộp theo tỷ lệ chi phí giữa nơi có cơ sở sản xuất và nơi có trụ sở chính.

    Thuế thu nhập doanh nghiệp
    Thuế thu nhập doanh nghiệp

    Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế TNDN

    Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 78/2014/TT-BTC và được sửa đổi; bổ sung một số điều tại Thông tư 96/2015/TT-BTC; ưu đãi về thuế TNDN áp dụng đối với:

    • Doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán; hóa đơn; chứng từ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai.
    • Trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nếu doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động sản xuất; kinh doanh thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất; kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm mức thuế suất ưu đãi; mức miễn thuế; giảm thuế) và thu nhập từ hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế để kê khai nộp thuế riêng.

    Các trường hợp được áp dụng thuế suất 10% trong thời hạn 15 năm

    Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 96/2015/TT-BTC; thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) áp dụng đối với:

    • Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại một số địa bàn; như tại địa bàn KT-XH đặc biệt khó khăn; Khu kinh tế; Khu công nghệ cao;
    • Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc một số lĩnh vực; như nghiên cứu KH-CN; ứng dụng công nghệ cao…;
    • Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường;
    • Doanh nghiệp công nghệ cao; doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao;
    • Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất (trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; dự án khai thác khoáng sản) và đáp ứng một số điều kiện nhất định theo Quyết định 2465/QĐ-BTC năm 2015;
    • Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất;
    • Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.

    Các lĩnh vực được áp dụng thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động

    Thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động được quy định tại Thông tư 78/2014/TT-BTC và được sửa đổi; bổ sung một số điều tại Thông tư 96/2015/TT-BTC. Bao gồm thu nhập của doanh nghiệp phát sinh từ một số lĩnh vực sau:

    • Lĩnh vực xã hội hoá;
    • Hoạt động xuất bản của Nhà xuất bản theo quy định của Luật Xuất bản: xuất bản; in và phát hành xuất bản phẩm;
    • Hoạt động báo in (kể cả quảng cáo trên báo in) của cơ quan báo chí theo quy định của Luật Báo chí;
    • Từ thực hiện dự án đầu tư – kinh doanh nhà ở xã hội để bán; cho thuê; cho thuê mua đối với các đối tượng quy định tại Điều 53 Luật nhà ở;
    • Thu nhập từ: trồng; chăm sóc; bảo vệ rừng; thu nhập từ trồng trọt; chăn nuôi; nuôi trồng; chế biến nông sản; thủy sản ở địa bàn kinh tế xã hội khó khăn…;
    • Hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; lâm nghiệp; ngư nghiệp; diêm nghiệp của hợp tác xã không thuộc địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn và địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

    Các lĩnh vực được áp dụng thuế suất ưu đãi 20% trong thời gian 10 năm

    • Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.
    • Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới; thuộc một trong các trường hợp sau:

    Sản xuất thép cao cấp; sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng;

    Sản xuất máy móc; thiết bị phục vụ cho sản xuất nông; lâm; ngư; diêm nghiệp;

    Sản xuất thiết bị tưới tiêu;

    Sản xuất; tinh chế thức ăn gia súc; gia cầm; thủy sản;

    Phát triển ngành nghề truyền thống (bao gồm xây dựng và phát triển các ngành nghề truyền thống về sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; chế biến nông sản thực phẩm; các sản phẩm văn hóa).

    Lưu ý rằng; doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới vào các lĩnh vực; địa bàn ưu đãi thuế quy định tại khoản này kể từ ngày 01/01/2016 áp dụng thuế suất 17%.

    Các trường hợp được miễn; giảm thuế

    Thuế thu nhập doanh nghiệp
    Thuế thu nhập doanh nghiệp

    Theo quy định tại Điều 20 Thông tư 78/2014/TT-BTC:

    • Miễn thuế bốn năm; giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với:

    Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại khoản Điều 19 Thông tư này.

    Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.

    • Miễn thuế bốn năm; giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
    • Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại Khoản 4 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính và thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại Khu công nghiệp (trừ Khu công nghiệp nằm trên địa bàn có điều kiện – kinh tế xã hội thuận lợi).

    Các trường hợp chậm nộp thuế TNDN

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019; các trường hợp bị xem là chậm nộp thuế TNDN bao gồm:

    • Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định; thời hạn gia hạn nộp thuế; thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế; thời hạn trong quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế;
    • Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế; cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra; thanh tra phát hiện khai thiếu số tiền thuế phải nộp
    • Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc cơ quan quản lý thuế; cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra; thanh tra phát hiện số tiền thuế được hoàn nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn
    • Trường hợp được nộp dần tiền thuế nợ quy định tại khoản 5 Điều 124 của Luật này;
    • Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế do hết thời hiệu xử phạt nhưng bị truy thu số tiền thuế thiếu quy định tại khoản 3 Điều 137 của Luật này;
    • Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 142 của Luật này;
    • Cơ quan; tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế chậm chuyển tiền thuế; tiền chậm nộp; tiền phạt của người nộp thuế vào ngân sách nhà nước.

    Mức phạt chậm nộp tiền thuế TNDN

    Mức tính tiền chậm nộp

    Theo quy định tại Khoản 2 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 thì mức tính tiền chậm nộp bằng 0;03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp. Công thức tính tiền chậm nộp thuế TNDN là:

    Số tiền chậm nộp tiền thuế TNDN = Số tiền thuế TNDN chậm nộp x 0.03% x Số ngày chậm nộp

    Thời gian tính tiền chậm nộp

    Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế; tiền thu hồi hoàn thuế; tiền thuế tăng thêm; tiền thuế ấn định; tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.

    Lưu ý khi tính tiền chậm nộp

    • Trường hợp tổng số thuế tạm nộp trong kỳ tính thuế thấp hơn số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì doanh nghiệp phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4 của doanh nghiệp đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.
    • Đối với số thuế TNDN tạm nộp theo quý thấp hơn số thuế phải nộp theo quyết toán dưới 20% mà doanh nghiệp chậm nộp so với thời hạn quy định (thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm) thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.
    • Trường hợp cơ quan có thẩm quyền thanh tra; kiểm tra sau khi doanh nghiệp đã khai quyết toán thuế năm; nếu phát hiện tăng số thuế phải nộp so với số thuế doanh nghiệp đã kê khai quyết toán thì doanh nghiệp bị tính tiền chậm nộp đối với toàn bộ số thuế phải nộp tăng thêm đó tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm đến ngày thực nộp tiền thuế.

    Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty – Công ty luật Legalzone

    Các trường hợp không tính tiền chậm nộp tiền thuế

    Tính tiền chậm nộp tiền thuế
    Tính tiền chậm nộp tiền thuế

    Các trường hợp không tính tiền chậm nộp thuế được quy định tại Khoản 5 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 bao gồm:

    • Người nộp thuế cung ứng hàng hóa; dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
    • Các trường hợp hàng hóa phải phân tích; giám định để xác định chính xác số tiền thuế phải nộp thì không tính tiền chậm nộp trong thời gian chờ kết quả phân tích; giám định.
    • Ngoài ra; người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp sẽ được miễn tiền chậm nộp trong trường hợp bất khả kháng. Trường hợp bất khả kháng bao gồm:
    • Người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do gặp thiên tai; thảm họa; dịch bệnh; hỏa hoạn; tai nạn bất ngờ;
    • Các trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ.

    Thủ tục xử lý chậm nộp thuế TNDN

    Việc chậm nộp thuế TNDN sẽ khiến cho doanh nghiệp bị xử lý theo một trình tự nhất định theo quy định tại Điều 9 Thông tư 06/2021/TT-BTC:

    • Thứ nhất; về trách nhiệm của người nộp thuế: Người nộp thuế tự xác định số tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 1 Điều này và nộp vào ngân sách nhà nước.
    • Thứ hai; trách nhiệm của cơ quan hải quan: Cơ quan hải quan kiểm tra; xử lý số tiền chậm nộp. Sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế; cơ quan hải quan thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế; tiền phạt còn nợ; số ngày chậm nộp qua Hệ thống.

    Cách gia hạn thời hạn nộp thuế trong năm 2021

    Các trường hợp được gia hạn nộp thuế

    Việc gia hạn nộp thuế được xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 62 Luật Quản lý thuế 2019 bao gồm:

    • Bị thiệt hại vật chất; gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất; kinh doanh do gặp trường hợp bất khả kháng được gia hạn không quá 02 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế.
    • Phải ngừng hoạt động do di dời cơ sở sản xuất; kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất; kinh doanh được gia hạn không quá 01 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế.

    Trình tự thực hiện

    Người nộp thuế thuộc trường hợp được gia hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019 phải lập và gửi hồ sơ gia hạn nộp thuế cho cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp.

    Hồ sơ gia hạn nộp thuế

    Hồ sơ gia hạn nộp thuế
    Hồ sơ gia hạn nộp thuế

    Doanh nghiệp chuẩn bị 1 bộ hồ sơ bao gồm:

    • Văn bản đề nghị gia hạn nộp thuế; trong đó nêu rõ lý do; số tiền thuế; thời hạn nộp;
    • Tài liệu chứng minh lý do gia hạn nộp thuế.

    Thời hạn giải quyết

    Thời hạn để cơ quan quản lý thuế xử lý hồ sơ gia hạn nộp thuế là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trong trường hợp hồ sơ hợp pháp; đầy đủ; đúng mẫu quy định. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

    Vai trò luật sư thực hiện khai thuế thu nhập doanh nghiệp đúng pháp luật

    Luật sư với vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đúng pháp luật; nộp các loại thuế cho cục thuế giúp doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế cho cơ quan nhà nước.

    Nội dung công việc Luật sư thực hiện khai thuế bao gồm:

    • Tiếp xúc với doanh nghiệp và tìm hiểu vấn đề doanh nghiệp gặp phải;
    • Tư vấn những thắc mắc; câu hỏi cho doanh nghiệp trong việc thực hiện kê khai thuế;
    • Thay mặt doanh nghiệp tiến hành thủ tục kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp;
    • Hỗ trợ tư vấn những vấn đề vướng mắc của doanh nghiệp sau khi thực hiện xong khai thuế.
    • Nhận thù lao đối với từng công việc cụ thể và các khoản chi phí khác theo sự thỏa thuận giữa Luật sư và khách hàng.

    Cam kết chất lượng

    Với đội ngũ Luật sư trong nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật thuế cho doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp thực hiện mọi thủ tục với cơ quan nhà nước và mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Công ty chúng tôi giữ cam kết với quý khách hàng khi sử dụng dịch vụ của công ty sự hài lòng tốt nhất.

    Trên đây là một số thông tin Legalzone muốn chia sẻ tới bạn đọc về Thu nhập thuế doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn vui lòng liên hệ với
    chúng tôi để được kịp thời tư vấn.

    Xin cảm ơn!

    Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

    LEGALZONE COMPANY

    Hotline tư vấn:  0936 037 464

    Email: [email protected]

    Website: https://lsu.vn/

    Địa chỉ: Phòng 1603; Sảnh A3; Toà nhà Ecolife; 58 Tố Hữu; Trung Văn; Nam Từ
    Liêm; Hà Nội

    Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultancy

    Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultancy

    Tư vấn pháp lý/ Legal consultancy

    Facebook Luật sư Việt Nam: https://www.facebook.com/lsu.vn

    Tags: Thuế thu nhập doanh nghiệp

    Tìm kiếm

    VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

    tu-van-phap-luat-theo-gio.png
    ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

    Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký