Thủ tục thành lập doanh nghiệp nhà nước
Hôm nay, công ty Legalzone xin gửi tới mọi người bài viết về: thủ tục thành lập doanh nghiệp nhà nước trheo quy định hiện hành.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp nhà nước
1. Đề nghị thành lập
– Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp Nhà nước bao gồm:
+ Tờ trình đề nghị thành lập doanh nghiệp.
+ Đề án thành lập doanh nghiệp.
+ Mức vốn góp điều lệ; ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chính về nguồn vốn và mức vốn điều lệ được cấp.
+ Dự thảo điều lệ về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp.
+ Giấy đề nghị cho doanh nghiệp sử dụng đất.
+ Kiến nghị về hình thức tổ chức doanh nghiệp.
+ Bản thuyết minh về các giải pháp bảo vệ môi trường.
2. Thẩm định hồ sơ
– Sau khi chủ thể đề nghị thành lập doanh nghiệp Nhà nước tiến hành nộp hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp bao gồm đầy đủ các giấy tờ trên.
– Những nội dung mà hội đồng thẩm định cần xem xét là:
+ Đề án thành lập doanh nghiệp Nhà nước. Đề án phải phù hợp với đường lối, chính sách của Nhà nước về tình hình kinh tế- xã hội; có tính áp dụng và độ khả thi cao. Ngoài ra, đề án thành lập doanh nghiệp Nhà nước cần phải đáp ứng các tiêu chí khác như các yêu cầu về công nghệ, kỹ thuật, bảo vệ môi trường,…
+ Mức vốn góp điều lệ. Phần vốn góp điều lệ phải tương ứng với mức độ, quy mô kinh doanh; ngành nghề, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo pháp luật quy định, mức vốn góp điều lệ phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định. Ngoài ra, số tiền để góp vốn ấy cần có chứng nhận của cơ quan tài chính về nguồn gốc cũng như mức vốn được cấp.
+ Đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật về dự thảo điều lệ.
+ Có sự xác nhận đồng ý công khai, rõ ràng của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về địa điểm đặt trụ sở và mặt bằng tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Quyết định thành lập
– Sau khi chủ tịch hội đồng thẩm định trình các ý kiến lên người có thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày trình văn bản ý kiến, người có quyền quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước ký quyết định thành lập doanh nghiệp và phê chuẩn điều lệ hoặc từ chối không chấp nhận thành lập doanh nghiệp Nhà nước.
– Trường hợp không chấp nhận thành lập doanh nghiệp Nhà nước:
Người có thẩm quyền có câu trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
– Trường hợp được chấp nhận để thành lập doanh nghiệp Nhà nước:
Trong vòng 30, ngày, các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành việc bổ nhiệm chủ tịch và các thành viên của Hội đồng quản trị (nếu có), Tổng giám đốc hoặc giám đốc doanh nghiệp Nhà nước.
4. Đăng ký kinh doanh
– Sau khi có được sự chấp nhận thành lập doanh nghiệp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp Nhà nước bắt buộc phải tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh.
– Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm:
+ Quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước đã có hiệu lực pháp luật.
+ Điều lệ doanh nghiệp đã được phê duyệt.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng trụ sở chính của doanh nghiệp.
+ Quyết định bổ nhiệm chủ tịch và các thành viên của Hội đồng quản trị (nếu có), TGĐ hoặc GĐ.
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ, Sở Đầu tư và Kế hoạch có thẩm quyền phải cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp Nhà nước.
– Doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm đăng ký kinh doanh và bắt đầu được phép tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc các hoạt động công ích, xã hội theo đúng chức năng, nhiệm vụ của trong đề án thành lập doanh nghiệp.
Trên đây là bài viết của công ty Legalzone về: thủ tục thành lập doanh nghiệp nhà nước.
Mọi thắc măc vui lòng liên hệ qua:
Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
- Mức phạt vi phạm về “chứng từ kế toán” Update 6/5/2023
- Thuế nhà thầu với hoạt động chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp như thế nào?
- Hướng dẫn cách đặt tên chi nhánh công ty
- Đăng ký kinh doanh hộ gia đình online
- Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
- Mẫu Giấy xác nhận làm việc tại công ty
- Văn phòng công ty là gì? 3 vai trò to lớn của văn phòng công ty
- Quy định của pháp luật về ủy quyền trong doanh nghiệp
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký