Tài sản và tặng cho tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành
Thưa luật sư, gia đình tôi có một mảnh đất và hai căn chung cư. Tôi không có con cái, bố mẹ tôi đều đã mất. Tôi có nguyện vọng tặng lại tài sản cho cháu con anh trai họ để nhờ hương hỏa. Vậy, tài sản và tặng cho tài sản theo quy định của pháp luật được hiểu như thế nào?
Khái niệm tài sản và quyền tặng cho đối với tài sản
Khái niệm tài sản: Tài sản – với tư cách là khách thể của quan hệ sở hữu – đã được Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 xác định như sau: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”.
Điều 158 quy định về thực hiện quyền sở hữu: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu; quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.”
– Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
– Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
– Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản; từ bỏ quyền sở hữu; tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.
Như vậy, là người có quyền sở hữu tài sản; bạn có quyền định đoạt với tài sản đó. Định đoạt có thể là chuyển nhượng lại quyền sở hữu; thừa kế hoặc tặng cho lại cho người khác.
Hợp đồng tặng cho tài sản là gì?
Điều 457 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng tặng cho tài sản:
“Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù; bên được tặng cho đồng ý nhận.”
Hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng không có đền bù. Đặc điểm này được thể hiện ở việc một bên chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản cho bên được tặng cho còn bên được tặng cho không có nghĩa vụ trả lại bên tặng cho bất kì lợi ích nào.
Hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng thực tế. Khi bên được tặng cho nhận tài sản thì quyền của các bên mới phát sinh. Do vậy. mọi thỏa thuận chưa có hiệu lực khi chưa giao tài sản.
Hình thức của hợp đồng tặng cho tài sản
Hình thức của hợp đồng tặng cho phụ thuộc vào đối tượng của nó.
Nếu đối tượng của hợp đồng tặng cho là động sản thì hợp đồng tặng cho có thể bằng miệng, văn bản.
Nếu đối tượng của hợp đồng là tài sản phải đăng kí quyền sở hữu hoặc là BĐS thì hình thức của hợp đồng tặng cho phải là văn bản có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
>>> Có thể bạn quan tâm: Quy định về quyền sở hữu căn hộ chung cư như thế nào ? Thủ tục bán căn hộ chung cư ?
Đối tượng của hợp đồng tặng cho tài sản
Đối tượng của hợp đồng tặng cho có thể là động sản hoặc bất động sản theo Điều 458 và 459 BLDS
Tặng cho động sản
Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
Tặng cho bất động sản
Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng; chứng thực hoặc phải đăng ký; nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Lưu ý:
– Đối tượng của hợp đồng tặng cho có thể là quyền tài sản (quyền yêu cầu của người khác). Trường hợp này được điều chỉnh bởi các quy định về chuyển quyền yêu cầu. Sau khi tặng cho; người được tặng cho rở thành người có quyền đối với bên có nghĩa vụ.
– Đối tượng tặng cho là QSDĐ thì khi tặng cho phải tuân theo quy định Luật đất đai 2013.
Đặc điểm pháp lý của hợp đồng tặng cho tài sản
Tặng cho tài sản có thể là hợp đồng thực tế, có thể là hợp đồng ưng thuận
Có thể khẳng định hợp đồng tặng cho là hợp đồng không có sự đền bù; tuy nhiên nói rằng hợp đồng tặng cho là hợp đồng thực tế thì cần phải xem xét. Lý thuyết về hợp đồng chỉ ra rằng; hợp đồng thực tế là hợp đồng chỉ phát sinh hiệu lực tại thời điểm các bên thực hiện nghĩa vụ của mình trên thực tế. Theo đó; hợp đồng có hiệu lực ngay sau khi các bên đạt được thỏa thuận nếu không có thỏa thuận về thời điểm hiệu lực của hợp đồng.
Bởi vì: “Nếu tặng cho lập thành văn bản thì hợp đồng thường là hợp đồng ưng thuận. Tính chất ưng thuận của hợp đồng tặng cho bằng văn bản còn được thê hiện thông qua việc pháp luật quy định những trường hợp bên tặng cho có thê từ chối thực hiện tặng cho theo hợp đồng”.
Vấn để được xem xét ở đây là nếu tặng cho bất động sản là nhà; đất phải đăng ký; thủ tục đăng ký và sang tên sở hữu đã được hoàn tất; nhưng trên thực tế người được tặng cho lại chưa nhận được tài sản; về mặt pháp lý; hợp đồng tặng cho đã được thực hiện.
Pháp luật cũng không có quy định trong trường hợp này người tặng cho buộc phải giao tài sản cho người được tặng cho hay cho phép người được tặng cho có quyền buộc người tặng cho phải giao tài sản cho họ.
Thậm chí, pháp luật lại quy định: “Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho; nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản; thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện”.
Lẽ ra, trường hợp này pháp luật phải có quy định buộc người tặng cho phải giao tài sản thay vì buộc họ phải thanh toán nghĩa vụ mà người được tặng cho đã thực hiện. Do đó, tính chất thực tế ở đây không là thuộc tính của tặng cho tài sản là bất động sản; mà tặng cho bất động sản lại là hợp đồng có tính chất ưng thuận.
Tặng cho tài sản là hợp đồng đơn vụ
Tính chất đơn vụ được lý giải: “Trong quan hệ hợp đồng này; một bên được nhận tài sản tặng cho mà không phải thực hiện một nghĩa vụ gì đối với bển đã tặng cho (trừ trường hợp tặng cho có điều kiện)”.
Tặng cho là một hợp đồng không có đền bù
Đặc điểm này được thể hiện ở việc, bên tặng cho chuyển giao tài sản và quyền sở hữu cho bên được tặng cho; còn bên được tặng cho không có nghĩa vụ trả lại cho bên tặng cho bất kỳ lợi ích nào.
Do đó, “hợp đồng không có đền bù thường được giao kết trên cơ sở tình cảm và tinh thần tương thân; tương ái giữa các chủ thể”.
Trong hợp đồng tặng cho có điều kiện, tính chất không có đền bù thể hiện ở chỗ; những nghĩa vụ mà người tặng cho yêu cầu người được tặng cho thực hiện vì những nhu cầu tình cảm hay vật chất trong cuộc sống; mà không tính toán đến giá trị tương ứng vối tài sản tặng cho.
Trên đây là một số thông tin Legalzone muốn chia sẻ tới bạn đọc về Tài sản và tặng cho tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kịp thời tư vấn.
Xin cảm ơn!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
LEGALZONE COMPANY
Hotline tư vấn: 0936 037 464
Email: [email protected]
Website: https://lsu.vn/
Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
———————————-
Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy
Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy
Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy
Facebook Luật sư Việt Nam: https://www.facebook.com/lsu.vn
Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
- Vai trò của Trưởng thôn trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự
- So sánh quyền sao chụp tài liệu tại Tòa án của luật sư và các cá nhân khác trong vụ án dân sự, hình sự
- Có được chuộc lại tài sản bị người khác bán
- Thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp theo quy định hiện hành
- Thủ tục khởi kiện đòi nợ cá nhân theo quy định hiện hành
- Thủ tục khởi kiện dân sự theo quy định hiện hành
- Hợp đồng vay tiền cá nhân với công ty
- Bản án giải quyết tranh chấp về hợp đồng vay tài sản
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký