Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tài sản của doanh nghiệp

Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    Tài sản của doanh nghiệp là gì. Chế định tài sản theo quy định của luật dân sự ghi nhận: Tài sản của doanh nghiệp gồm tài sản hữu hình và tài sản vô hình, để phân biệt được Luật sư legalzone mời bạn đọc cùng tìm hiểu ngay bài viết sau đây

    Tài sản của doanh nghiệp gồm tài sản hữu hình và tài sản vô hình

    Tài sản của doanh nghiệp là “Tài sản hữu hình”

    Khái niệm tài sản hữu hình (vật)

    Khi nói đến vật là nói đến tất cả những gì tồn tại dưới dạng vật chất, dưới góc độ pháp lí, một vật có thực của thế giới vật chất chỉ trở thành tài sản nếu nó được sở hữu hoặc có thể sở hữu được. Để có thể được sở hữu, vật với tính cách là tài sản phải nằm trong sự chiếm hữu của con người, có đặc trưng giá trị và trở thành đối tượng của giao lưu dân sự. 

    Phân loại tài sản hữu hình (vật)

    * Phân loại vật theo tính chất có thể sở hữu được hay không

    Tài sản hữu hình được phân loại cụ thể theo quy định từ Điều 109 đến Điều 114 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm:

    Hoa lợi, lợi tức

    • Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.
    • Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản.

    Vật chính và vật phụ

    • Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng.
    • Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính.
    • Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Vật chia được và vật không chia được

    • Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.
    • Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.
    • Khi cần phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền để chia.

    Vật tiêu hao và vật không tiêu hao

    • Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.
    • Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn.
    • Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

    Vật cùng loại và vật đặc định

    • Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường.
    • Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau.
    • Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí.
    • Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải giao đúng vật đó.

    Vật đồng bộ

    • Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút.
    • Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
    Tài sản của doanh nghiệp gồm tài sản hữu hình và tài sản vô hình

    Tài sản của doanh nghiệp là Quyền tài sản (tài sản vô hình)

    Khái niệm Quyền tài sản (tài sản vô hình)

    Tài sản vô hình là tài sản không có hình dáng vật chất, không nhìn thấy được, không cầm nắm được. Tài sản của doanh nghiệp là quyền tài sản Thực chất tài sản vô hình chính là các quyền tài sản, bao gồm quyền tài sản trên một tài sản hữu hình hay còn gọi là vật quyền hoặc có thể trên một tài sản vô hình khác và các trái quyền trị giá được bằng tiền.

    Điều 181 “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định quyền tài sản gồm hai yếu tố: quyền đó phải trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao được trong giao dịch dân sự. Khái niệm Quyền tài sản hay tài sản vô hình ít được đề cập trong khoa học pháp lý Việt Nam

    * Quyền đối vật (vật quyền)

    Trong luật La Mã thì vật quyền được hiểu “ Quyền đối vật hay còn gọi là vật quyền là quyền cho phép một người được hưởng các quyền năng trực tiếp và ngay lập tức đối với một vật mà không cần vai trò của một người khác “

    – Quyền đối với vật bao gồm 2 yếu tố :

    + Chủ thể của quyền và vật  (ví dụ: A có 1 chiếc xe đạp mini Nhật và A chính là chủ thể của quyền. A có quyền tác động trực tiếp lên chiếc xe như bán, cho mượn, làm hỏng, chế tạo sản phẩm khác…)

    + Đối tượng của quyền  ( VD: chiếc xe mini Nhật của A,…)

    Thứ nhất, vật quyền cho phép chủ thể thực hiện quyền của mình đối với vật, bất kể vật đang nằm trong tay người nào. Trên nguyên tắc, tất cả những ai đang nắm giữ vật, dù với tư cách nào, đều phải tôn trọng các quyền năng của người có vật quyền một cách không điều kiện: người có quyền sở hữu tài sản được quyền yêu cầu người nắm giữ tài sản phải giao tài sản cho mình ( một số trường hợp người chủ sở hữu phải chứng minh quyền sở hữu của mình với tài sản đó để yêu cầu người nắm giữ tài sản giao tài sản cho mình) ;…

    Thứ hai, vật quyền cho phép người có quyền thực hiện quyền của mình đối với vật nhằm thoả mãn lợi ích trước những người khác, đặc biệt là những cùng mong muốn có lợi ích đó .( Chủ nợ nhận thế chấp có quyền nhận tiền thu được từ việc bán tài sản thế chấp để trừ nợ trước các chủ nợ thường).

    Không chỉ được sử dụng cùng với trái quyền như các công cụ phân loại tài sản, vật quyền trước hết là một trong những chế định cơ sở của pháp luật tài sản, là chỗ dựa mà từ đó các chế định khác của pháp luật tài sản có thể được xây dựng và hoàn thiện. Chế định vật quyền cho phép xây dựng một hệ thống pháp luật tài sản có chất lượng; đến lượt mình, hệ thống ấy đặt cơ sở cho sự phát triển giao lưu dân sự lành mạnh và an toàn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và bình ổn trật tự xã hội.

    Ở góc nhìn pháp luật Việt Nam, việc xây dựng chế định vật quyền có tác dụng tích cực về nhiều phương diện, đặc biệt là trong việc hoàn thiện chế độ pháp lý về bất động sản trong quan hệ láng giềng và chế độ pháp lý về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

    >>> Mời tham khảo: Tư vấn thường xuyên cho Doanh nghiệp

    Trên đây là bài viết về “Tài sản của doanh nghiệp” của công ty Luật Legalzone. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ. Hoặc bạn có thể tham khảo các thủ tục trên trang Thủ tục pháp luật của chúng tôi.

    Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

    LEGALZONE COMPANY

    Hotline tư vấn:  0936 037 464

    Email: [email protected]

    Website: https://lsu.vn/

    https://lsu.vn/dich-vu-luat/dich-vu-tu-van-phap-luat/

    Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

    ———————————-

    Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

    Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

    Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

    Facebook Luật sư Việt Nam: https://www.facebook.com/luatlegalzon

    Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam

    Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.

    Điện thoại: 0936 037 474

    Email: [email protected]

    Tìm kiếm

    VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

    ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

    Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký