Quyền của cha mẹ đối với con đã được người khác nhận nuôi
Việc nhận con nuôi hiện nay không chỉ là vì do hoàn cảnh mà còn thể hiện tính nhân văn nhân đạo sâu sắc. Vậy khi con đã được người khác nhận nuôi, cha mẹ đẻ có quyền và nghĩa vụ với con không? Cùng Legalzone tìm hiểu về chủ đề quyền của cha mẹ đối với con đã được người khác nhận nuôi trong bài viết dưới đây
Quyền của cha mẹ đối với con đã được người khác nhận nuôi:
Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con bền vững, lâu dài giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.
Việc nhận nuôi này nhằm bảo đảm cho người được nhận nuôi có một môi trường tốt nhất để phát triển.
Do đó, kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con, quyền của cha mẹ đối với con đã được người khác nhận nuôi
Lúc này, cha mẹ nuôi có quyền thay đổi họ, tên, dân tộc … theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.
Cũng theo quy định tại Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì:
Kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ đối với con đã được người khác nhận nuôi. Cụ thể là các quyền và nghĩa vụ sau:
- Chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng;
- Đại diện theo pháp luật;
- Bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng của con.
Như vậy, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền và nghĩa vụ gì đối với con đã cho làm con nuôi.
Cha mẹ đẻ có quyền và nghĩa vụ với con đã cho làm con nuôi khi nào?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ có 02 trường hợp cha mẹ đẻ sẽ có quyền và nghĩa vụ với con đã được nhận nuôi. Cụ thể như sau:
- Nếu giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác. Trường hợp này được quy định tại khoản 4 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010.
- Khi việc nhận nuôi con nuôi chấm dứt thì quyền của cha, mẹ đẻ sẽ được khôi phục. Điều 78 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định cụ thể về trường hợp này.
Theo đó, quan hệ nhận nuôi con nuôi sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:
+ Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;
+ Con nuôi bị kết án về tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi;
+ Cha mẹ nuôi bị kết án về tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con nuôi;
+ Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi;
+ Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi;
+ Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số;
+ Lợi dụng việc làm con nuôi của nhóm đối tượng được ưu tiên nhằm hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước. Chẳng hạn như: thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số;
+ Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Như vậy, sau khi con đã được nhận nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền và nghĩa vụ gì với con.
Cha mẹ đẻ chỉ có quyền và nghĩa vụ với con khi:
- Hai bên cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi có thỏa thuận trước;
- Việc nhận con nuôi chấm dứt.
Trình tự nhận nuôi con nuôi
Các bước để thực hiện nhận nuôi con nuôi:
Bước 1: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.
Bước 2: UBND cấp xã cử công chức tư pháp – hộ tịch phối hợp với Công an xã tiến hành kiểm tra và xác minh.
– Nếu các bên đáp ứng đủ điều kiện thì công chức tư pháp- Hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nuôi con nuôi và Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi.
Bước 3: Chủ tịch UBND cấp xã ký Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi và cấp cho người nhận nuôi con nuôi một bản chính.
Thủ tục nhận nuôi con nuôi gồm:
– Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm có:
+ Đơn xin nhận con nuôi (theo mẫu)
+ Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
+ Phiếu lý lịch tư pháp;
+ Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
+ Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp có thẩm quyền cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp hoặc giấy tờ tương đương của cơ quan có thẩm quyền cấp.
Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước gồm có:
+ Giấy khai sinh;
+ Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
+ Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
+ Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ
hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích;
quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;
+ Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời gian giải quyết nhận con nuôi: Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Mẫu đơn nhận nuôi con nuôi:
Mẫu TP/CN-2014/CN.02
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
____________
|
ĐƠN XIN NHẬN CON NUÔI Kính gửi(1):………………………. |
|
Chúng tôi/tôi là:
Ông |
Bà |
|
Họ và tên |
||
Ngày, tháng, năm sinh |
||
Nơi sinh |
||
Dân tộc |
||
Quốc tịch |
||
Nghề nghiệp |
||
Nơi thường trú |
||
Số Giấy CMND/Hộ chiếu |
||
Nơi cấp |
||
Ngày, tháng, năm cấp |
||
Địa chỉ liên hệ |
||
Điện thoại/fax/email |
Có nguyện vọng nhận trẻ em dưới đây làm con nuôi:
Họ và tên:……………………… Giới tính: ……………………………
Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………
Nơi sinh: …………………………………………………………………………….
Dân tộc:………………… Quốc tịch: …………………………………………
Tình trạng sức khoẻ: ……………………………………………………………
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:……………………………………………..
Nơi đang cư trú:
* Gia đình:
Ông |
Bà |
|
Họ và tên |
||
Ngày, tháng, năm sinh |
||
Địa chỉ liên hệ |
||
Điện thoại,/fax/ email |
||
Quan hệ với trẻ em được nhận làm con nuôi |
* Cơ sở nuôi dưỡng[2]: ……………………………………………….
………………………………………………………………………………..
Lý do nhận con nuôi: ………………………………………………….
………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………
Nếu được nhận trẻ em làm con nuôi, chúng tôi/tôi cam kết sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em như con đẻ của mình và thực hiện mọi nghĩa vụ của cha mẹ đối với con theo quy định của pháp luật.
Chúng tôi/tôi cam kết trong thời hạn ba năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, định kỳ 06 tháng một lần, gửi thông báo về tình trạng phát triển mọi mặt của con nuôi (có kèm theo ảnh) cho ………….. [3] nơi chúng tôi/tôi thường trú.
Đề nghị[4] …………………………………… xem xét, giải quyết.
………………, ngày …………….. tháng ……….. năm……………..
ÔNG BÀ
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
[1] Trường hợp người nhận con nuôi thường trú trong nước, thì gửi UBND xã/ phường/thị trấn nơi có thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi.
Trường hợp người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi tạm trú ở nước ngoài, thì gửi Cơ quan đại diện Việt Nam, nơi có thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi.
[2] Ghi rõ tên và địa chỉ cơ sở nuôi dưỡng.
[3] Ghi tên UBND xã/phường/thị trấn hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
[4] Như kính gửi.
Trên đây là bài viết tham khảo về chủ đề quyền của cha mẹ đối với con đã được người khác nhận nuôi hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
LEGALZONE COMPANY
Hotline tư vấn: 0936 037 464
Email: [email protected]
Website: https://lsu.vn/
Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
———————————-
Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy
Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy
Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy
Facebook Luật sư Việt Nam: https://www.facebook.com/lsu.vn
Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký