Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Phân biệt cầm cố và thế cháp tài sản theo quy định hiện hành

Phân biệt cầm cố và thế cháp tài sản theo quy định hiện hành

Chuyên mục: Luật dân sự
Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    Cầm cố, thế chấp là hai trong số các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định chi tiết tại Bộ luật Dân sự năm 2015, vậy hai biện pháp này có những điểm gì khác nhau, cùng Legalzone tìm hiểu trong bài viết tham khảo về chủ đề phân biệt cầm cố và thế cháp tài sản theo quy định hiện hành dưới đây:

    Quy định về cầm cố tài sản

    CAM-CO-VA-THE-CHAP-TAI-SAN
    CAM-CO-VA-THE-CHAP-TAI-SAN

    Khái niệm cầm cố tài sản:

    tại Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    cầm cố tài sản là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thanh toán của bên vay. Cụ thể, cầm cố tài sản là việc một bên(sau đây gọi chung là bên cầm cố)

    giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi chung là bên nhận cầm cố) nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ

    Quyền và nghĩa vụ của các bên:

    Bên cầm cố:

    • Trong trường hợp có căn cứ cho rằng việc sử dụng tài sản cầm cố của bên nhận cầm cố có thể hoặc đã dẫn đến tình trạng tài sản cầm cố bị mất giá trị
    • hoặc giảm sút giá trị, gây ảnh hưởng xấu cho tài sản cầm cố thì bên cầm có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố dừng lại việc sử dụng tài sản cầm cố.
    • Bên cạnh đó, cùng với việc chấm dứt nghĩa vụ cầm cố, bên nhận cầm cố phải trả lại tài sản cầm cố cho bên cầm cố và các giấy tờ, tài liệu có liên quan đã giao nộp.
    • Để bảo vệ quyền lợi của bên cầm cố đối với các tài sản được cầm cố, luật pháp quy định bên cầm cố có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường những tổn thất, thiệt hại phát sinh đối với tài sản cầm cố.
    • Ngay cả khi tài sản đang cầm cố, bên cầm cố vẫn có thể thực hiện việc bán, trao đổi, tặng cho, chuyển nhượng, thay thế tài sản cầm cố đó
    • với điều kiện phải thông báo cho bên nhận cầm cố biết về việc này và được bên nhận cầm cố đồng ý, cho phép hoặc cũng có thể tùy thuộc theo quy định của pháp luật.
    • Trong quá trình cầm cố tài sản, bên cầm cố có nghĩa vụ giao tài sản cầm cố và các giấy tờ khác hợp pháp có liên quan theo yêu cầu hoặc theo quy định của pháp luật, việc giao nhận phải được thực hiện theo đúng thỏa thuận về hình thức và thời gian, không gian.
    • Trong trường hợp có người thứ ba có quyền lợi liên quan đến tài sản cầm cố, bên cầm cố có trách nhiệm phải thông báo cho bên nhận cầm cố biết về sự tồn tại quyền lợi của người thứ ba này;
    • nếu trên thực tế có sự tồn tại quyền lợi của người thứ ba nhưng bên cầm cố cố tình che giấu, không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu hủy bỏ hợp đồng cầm cố tài sản,
    • chấm dứt nghĩa vụ giữa các bên và yêu cầu bồi thường thiệt hại, tổn thất hoặc tiếp tục lựa chọn duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba.
    • Bên cầm cố có trách nhiệm chi trả, thanh toán những chi phí hợp lý cho bên nhận cầm cố trong việc bảo quản, gìn giữ tài sản cầm cố theo như các bên đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

    Đối với bên nhận cầm cố:

     

    CAM-CO-VA-THE-CHAP-TAI-SAN
    • Để đảm bảo quyền lợi của bên nhận cầm cố và người chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản cầm cố, pháp luật quy định bên nhận cầm cố
    • có quyền yêu cầu đối tượng đang có hành vi chiếm hữu, chiếm đoạt, sử dụng tài sản cầm cố bất hợp pháp trả lại tài sản đó.
    • Khi chấm dứt nghĩa vụ cầm cố, bên nhận cầm cố có quyền xử lý tài sản cầm cố như đã thỏa thuận hoặc theo luật định.
    • Nếu các bên đã thỏa thuận, bên nhận cầm cố có quyền phát sinh đối với tài sản cầm cố cụ thể như hoạt động cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng hoặc hưởng những hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản cầm cố. 
    • Bên nhận cầm cố có quyền được chi trả, thanh toán những khoản tiền hợp lí cho việc bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản đó.

    + Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố: cũng như bên cầm cố, bên nhận cầm cố cũng có những nghĩa vụ, trách nhiệm phải đảm bảo thực hiện khi nhận cầm cố tài sản:

    • Bên nhận cầm cố có nghĩa vụ phải gìn giữ, có trách nhiệm đối với tài sản cầm cố trong thời gian cầm cố,
    • nếu để xảy ra tình trạng làm hỏng, mất mát tài sản cầm cố cố thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và bồi thường tổn thất đó.
    • Đối với tài sản cầm cố, khi được bên cầm cố chấp thuận, bên nhận cầm cố chỉ có quyền hưởng các hoa lợi, lợi tức,
    • không được dùng tài sản cầm cố để thực hiện các nghĩa vụ bảo đảm khác hoặc hoạt động kinh doanh trừ trường hợp có sự thỏa thuận rõ ràng giữa bên nhận cầm cố và bên cầm cố.
    • Ngay từ thời điểm nghĩa vụ được bảo đảm bằng tài sản cầm cố đã kết thúc, hoặc có sự thỏa thuận về việc thay đổi sang biện pháp bảo đảm khác,
    • bên nhận cầm cố phải trả lại tài sản cầm cố, đảm bảo không bị hỏng hóc, hư hại hoặc nếu có thì phải bồi thường.

    Hiệu lực của cầm cố tài sản: 

    – Ngoài những trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, mọi hợp đồng giao kết đều được xem là có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng được các bên giao kết.

    –  Về hiệu lực đối kháng với người thứ ba: thông thường, thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng của cầm cố tài sản được quy định là từ thời điểm tài sản được đưa ra cầm cố thuộc về quyền giữ, quản lí của bên cầm cố.

     Riêng với trường hợp tài sản cầm cố là bất động sản thì có sự quy định khác biệt, thời điểm phát sinh hiệu lực là từ thời điểm đăng ký.

    Chấm dứt cầm cố tài sản và trả lại tài sản cầm cố:

    + Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt,

    + Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác,

     Tài sản cầm cố đã được xử lý,

    + Chấm dứt theo sự thỏa thuận của các bên.

    – Khi chấm dứt cầm cố tài sản theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 315 của Bộ luật Dân sự 2015 

    hoặc theo thỏa thuận giữa các bên thì bên nhận cầm cố trả lại lại tài sản cầm cố và các giấy tờ có liên quan đến tài sản cầm cố đó.

    Ngoài ra, hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật quy định khác. 

    Thế chấp tài sản là gì?

    CAM-CO-VA-THE-CHAP-TAI-SAN
    CAM-CO-VA-THE-CHAP-TAI-SAN

    Theo quy định tại khoản 1 điều 317 Bộ luật dân sự 2015:

    Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

    và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).”

    Tức là bên thế chấp thế chấp tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp và không phải chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

    Do tài sản thế chấp đều có đăng ký quyền sở hữu nên người nhận thế chấp không thể xác lập quyền sở hữu đối với tài sản này.

    Chủ thể của quan hệ thế chấp tài sản


    – Bên nhận thế chấp: là bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp thế chấp.
    – Bên thế chấp: là bên bằng tài sản để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ trước bên nhận thế chấp

    Tài sản thế chấp

    – Đối với động sản và bất động sản:
    – Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
    – Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Đối với thế chấp quyền sử dụng đất


    Thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất

    – Nếu người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
    – Nếu người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất,

    chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình;

    quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

    Trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất

    – Nếu chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đồng thời là người sử dụng đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
    – Nếu chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất thì khi xử lý tài sản gắn liền với đất,

    người nhận chuyển quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Tài sản thế chấp được bảo hiểm

    Bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp.

     Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
    Nếu không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.

    Thời điểm có hiệu lực của thế chấp

    – Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
    – Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký

    3 đặc điểm giống như giữa cầm cố và thế chấp tài sản

    Cầm cố và thế chấp đều là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Bộ luật Dân sự nên hai biện pháp này có khá nhiều điểm giống nhau.

    Cụ thể, có thể kể đến một số tiêu chí giúp phân biệt cầm cố và thế cháp tài sản theo quy định hiện hành

    Về hình thức: Thỏa thuận cầm cố, thế chấp tài sản giữa các bên được lập thành hợp đồng dưới dạng văn bản.

    – Về hiệu lực của thỏa thuận cầm cố, thế chấp: Có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    – Thời điểm chấm dứt thỏa thuận cầm cố, thế chấp: Chấm dứt trong 04 trường hợp gồm:

    • Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố/thế chấp chấm dứt;
    • Việc cầm cố/thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;
    • Tài sản cầm cố/thế chấp đã được xử lý;
    • Theo thoả thuận của các bên.

    Sự khác nhau giữa cầm cố, thế chấp

    Mặc dù có nhiều điểm giống nhau nhưng cầm cố và thế chấp tài sản cũng có một số đặc điểm khác nhau hoàn toàn để phân biệt như:

    STT

    Tiêu chí

    Cầm cố

    Thế chấp

    1

    Căn cứ

    Tiểu mục 2 Bộ luật Dân sự năm 2015

    Tiểu mục 3 Bộ luật Dân sự năm 2015

    2

    Định nghĩa

    Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

    Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia.

    3

    Chuyển giao tài sản

    Không

    4

    Chủ thể

    Bên cầm cố, bên nhận cầm cố

    Bên thế chấp, bên nhận thế chấp, người thứ ba giữ tài sản thế chấp

    5

    Tài sản

    Động sản, các loại giấy tờ có giá như trái phiều, cổ phiếu…

    Bất động sản, động sản, quyền tài sản.

    6

    Trả lại tài sản

    Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố.

    Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác

    Bên nhận thế chấp trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.

    7

    Hiệu lực đối kháng với người thứ 3

    Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.

    Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

    Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

    Trên đây là các tiêu chí để phân biệt cầm cố và thế cháp tài sản theo quy định hiện hành. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ

    Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

    LEGALZONE COMPANY

    Hotline tư vấn:  0936 037 464

    Email: [email protected]

    Website: https://lsu.vn/

    Hệ thống thủ tục pháp luật

    Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

    ———————————-

    Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

    Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

    Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

    Facebook Luật sư Việt Nam: https://www.facebook.com/lsu.vn

    Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam

    Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.

    Điện thoại: 0936 037 474

    Email: [email protected]

    Tìm kiếm

    VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

    ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

    Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký