Lưu ý và thủ tục khi Bảo hộ giống cây trồng tại Việt Nam
Nếu giống cây trồng đáp ứng điều kiện bảo hộ thì cơ quan bảo hộ giống cây trồng trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn ký quyết định cấp văn bằng bảo hộ và công bố tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng. LegalZone tư vấn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Vì sao phải Bảo hộ giống cây?
Giống cây trồng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nông, lâm nghiệp. Thông qua việc chọn tạo giống đã cho ra đời những giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của con người. Để tạo ra một giống cây trồng mới đòi hỏi người nghiên cứu cần đầu tư nhiều công sức, thời gian và tiền bạc.
Nhằm bảo hộ quyền lợi của chủ sở hữu pháp luật đã quy định giống cây trồng là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên quyền sở hữu đối với giống cây trồng chỉ được xác lập khi giống cây trồng được đăng ký bảo hộ.
Nhằm giúp các cá nhân, doanh nghiệp hiểu rõ về điều kiện và thủ tục bảo hộ đối với giống cây trồng công ty TNHH LegalZone giới thiệu bài viết sau.
1. Điều kiện Bảo hộ giống cây trồng
Để trở thành đối tượng bảo hộ quyền đối với giống cây trồng, giống cây trồng phải đáp ứng những điều kiện do pháp luật quy định. Cụ thể như sau:
- Thứ nhất, giống cây trồng được bảo hộ là kết quả của hoạt động chọn tạo hoặc phát hiện, phát triển. Như vậy, giống cây trồng được bảo hộ có thể có nguồn gốc từ hai hướng: giống cây trồng được chọn tạo hoặc giống cây trồng được phát hiện và phát triển.
- Thứ hai, giống cây trồng thuộc Danh mục cây trồng do nhà nước bảo hộ. Nhà nước quy định danh mục các giống cây trồng và bảo hộ các giống cây theo danh mục này. Như vậy, để có thể được bảo hộ là giống cây trồng nhất thiết giống cây trồng này nằm trong danh mục giống cây trồng do Nhà nước bảo hộ.
- Thứ ba, giống cây trồng phải có tính mới và tính khác biệt. Tính mới của giống cây trồng được hiểu là giống cây chưa được bán, phân phối bằng cách khác nhau cho người thứ ba nhằm mục đích khai thác giống cây trồng. Tính khác biệt lại đòi hỏi giống cây trồng mới phải có thể phân biệt một cách rõ ràng với bất kỳ một giống khác đã được biết đến một cách rộng rãi.
- Thứ tư, giống cây trồng cần phải đáp ứng các điều kiện về tính đồng nhất, tính ổn định và có tên gọi phù hợp. Giống cây trồng có tính đồng nhất nếu có sự biểu hiện như nhau về các tính trạng liên quan, trừ những sai lệch, biến dị có thể xảy ra trong phạm vi cho phép. Tính ổn định lại được hiểu là các tính trạng của giống không thay đổi qua các mùa vụ hoặc sau mỗi chu kỳ giống trong trường hợp nhân bản chúng.
2. Thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng
2.1 Hồ sơ đăng ký
Để tiến hành đăng ký bảo hộ đối với giống cây trồng chủ thể có quyền cần chuẩn bị hồ sơ để nộp tại văn phòng bảo hộ giống cây trồng gồm những giấy tờ, tài liệu sau:
- Tờ khai đăng ký theo mẫu
- Ảnh chụp và tờ khai kỹ thuật theo mẫu
- Các giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên, quyền đăng ký
- Giấy ủy quyền (nếu đại diện thực hiện thủ tục)
- Chứng từ nộp phí và lệ phí
2.2 Trình tự đăng ký
Bước 1: Chủ thể tiến hành đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ nêu trên tới Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Bước 2: Cơ quan tiếp nhận sẽ tiến hành thẩm định hình thức và nội dung đơn yêu cầu và đưa ra quyết định cấp hoặc không cấp bằng bảo hộ.
- Thẩm định về hình thức được hiểu là việc xem xét, kiểm tra các tài liệu kèm theo đơn và tính hợp lệ của đơn theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và văn bản hướng dẫn. Nếu đơn không phù hợp, tùy vào từng trường hợp đơn yêu cầu sẽ bị từ chối hoặc sửa đổi, bổ sung.
- Thẩm định về nội dung: Nếu đơn đáp ứng các yêu cầu thẩm định về hình thức thì đơn yêu cầu sẽ được thẩm định về mặt nội dung. Thẩm định về mặt nội dung là quá trình cơ quan nhà nước có thẩm xem xét giống cây trồng được đăng ký có đáp ứng được các điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật hay không.
Nếu giống cây trồng đáp ứng điều kiện bảo hộ thì cơ quan bảo hộ trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn ký quyết định cấp văn bằng bảo hộ và công bố tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng.
2.3 Thời hạn thực hiện thủ tục bảo hộ giống cây
Thời hạn thẩm định hình thức đơn: 15 ngày kể từ ngày nhận đơn
- Thời hạn đăng công bố đơn hợp lệ trên tạp chí : 90 ngày kể từ ngày đơn được chấp nhận;
- Thời hạn thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật: 90 ngày kể từ ngày nhận được kết quả khảo nghiệm.
3. Biểu phí
BIỂU PHÍ, LỆ PHÍ TRONG LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT VÀ GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Stt |
Nội dung |
Đơn vị tính |
Mức thu (đồng) |
I |
Lệ phí |
|
|
1 |
Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ, cấp chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp |
Bằng |
350.000 |
2 |
Lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ |
Bằng |
100.000 |
3 |
Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp, công bố, đăng bạ đại diện sở hữu công nghiệp |
01 người/lần |
100.000 |
II |
Phí bảo hộ giống cây lâm nghiệp |
|
|
1 |
Hội đồng công nhận giống cây lâm nghiệp mới |
01 lần |
4.500.000 |
2 |
Công nhận lâm phần tuyển chọn |
01 giống |
750.000 |
3 |
Công nhận vườn giống |
01 vườn giống |
2.750.000 |
4 |
Công nhận nguồn gốc lô giống, lô con giống |
01 lô giống |
750.000 |
III |
Phí bảo hộ |
|
|
1 |
Thẩm định đơn |
01 lần |
2.000.000 |
2 |
Thẩm định lại đơn khi người nộp đơn yêu cầu thì người nộp đơn phải nộp 50% lần đầu |
01 lần |
1.000.000 |
3 |
Duy trì hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng |
|
|
|
– Từ năm thứ 1 đến năm thứ 3 |
01 giống/01 năm |
3.000.000 |
|
– Từ năm thứ 4 đến năm thứ 6 |
01 giống/01 năm |
5.000.000 |
|
– Từ năm thứ 7 đến năm thứ 9 |
01 giống/01 năm |
7.000.000 |
|
– Từ năm thứ 10 đến năm thứ 15 |
01 giống/01 năm |
10.000.000 |
|
– Từ năm thứ 16 đến hết thời gian hiệu lực của Bằng bảo hộ |
01 giống/01 năm |
20.000.000 |
4 |
Thẩm định yêu cầu phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng |
Đơn |
1.200.000 |
5 |
Hội đồng công nhận giống, cây trồng mới |
01 lần |
4.500.000 |
IV |
Phí công nhận, chỉ định, giám sát phòng kiểm nghiệm trong lĩnh vực trồng trọt |
|
|
1 |
Chỉ định phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận |
01 phòng, TCCN/lần |
15.000.000 |
2 |
Giám sát phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận |
Phòng, TCCN/lần |
7.500.000 |
V |
Phí thẩm định kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực nông nghiệp |
|
|
1 |
Cấp mới giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón khác |
01 cơ sở/lần |
6.000.000 |
2 |
Cấp lại, điều chỉnh giấy phép sản xuất phân bón |
01 cơ sở/lần |
2.500.000 |
Trên đây là bài viết liên quan đến thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng nếu bạn có thắc mắc hãy liên hệ tới số hotline0936037464 để được tư vấn kịp thời.
———————————-
LEGALZONE COMPANY
Hotline tư vấn: 0936 037 464
Email: [email protected]
Webside: https://lsu.vn/
Head Office: ECOLIFE BUILDING, 58 To Huu Street,
Trung Van Ward, Nam Tu Liem District, Hanoi
———————————-
Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy
Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy
Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy
Xem thêm: Giải quyết các vấn đề tranh chấp khác tại:
https://lsu.vn/tranh-chap-ve-cac-van-de-dan-su-khac/
Facebook Luật sư Việt Nam: https://www.facebook.com/lsu.vn
Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
- Thuế nhà thầu với hoạt động chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp như thế nào?
- Thời hạn bảo hộ giống cây trồng
- Thời hạn bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
- Bảo hộ quyền liên quan đối với tác phẩm văn học
- Thời hạn bảo hộ quyền liên quan
- Thời gian bảo hộ quyền tác giả là bao lâu?
- Bảo hộ quyền tác phẩm phái sinh
- Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký