Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Hướng dẫn làm giấy phép kinh doanh vận tải

Hướng dẫn làm giấy phép kinh doanh vận tải

Chuyên mục: Dịch Vụ
Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    Hiện nay, nhu cầu giao thương, vận chuyển đang phát triển mạnh, dẫn đến sự ra đời của ngày càng nhiều loại hình kinh doanh vận tải. Để được kinh doanh vận tải thì cần phải có giấy phép kinh doanh vận tải. Bài viết dưới đây, Công ty Luật Legalzone sẽ hướng dẫn bạn đọc về hồ sơ, thủ tục làm giấy phép kinh doanh vận tải

    Kinh doanh vận tải là gì

    Theo quy định tại Điều 64 Luật An toàn giao thông 2008 

    – Hoạt động vận tải đường bộ gồm hoạt động vận tải không kinh doanh và hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ. Kinh doanh vận tải đường bộ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.

    – Kinh doanh vận tải đường bộ gồm kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh vận tải hàng hóa. Kinh doanh vận tải là việc sử dụng các phương tiện vận tải để chuyên chở hàng hóa, hành khách trên đường bộ, đường sắt, trên đường hàng không, đường thủy… để sinh lợi

    Giấy phép kinh doanh vận tải là gì?

    Giấy phép kinh doanh xe vận tải là giấy chứng nhận của các cơ quan có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải, để cho các doanh nghiệp này có thể kinh doanh một cách hợp pháp, đáp ứng được điều kiện theo quy định của luật.

    Tại sao phải xin giấy phép kinh doanh vận tải

    Theo quy định tại Khoản 6 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính trong lính vực giao thông đường bộ thì đối với hành vi kinh doanh vận tại mà không có giấy phép kinh doanh vận tải thì khi phát hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính với mức phạt: ” Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải “.

    Điều kiện xin giấy phép kinh doanh vận tải

    – Phải tiến hành đăng ký kinh doanh.

    – Phương tiện vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình theo đúng quy định

    – Người điều hành hoạt động kinh doanh vận tải phải có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên và đã tham gia công tác quản lý vận tải tại các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải ít nhất là 03 năm;

    –  Có nơi đỗ xe theo quy định, bảo đảm số lượng, chất lượng cũng như niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh

    – Có đủ số lượng phương tiện vận tải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp khi thuê xe.

    – Trường hợp phương tiện vận tải đăng ký thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã thì phải có cam kết kinh tế giữa hợp tác xã và xã viên, trong đó quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của hợp tác xã đối với phương tiện vận tải thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã.

    Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh vận tải đối với doanh nghiệp, hợp tác xã 

    – Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020

    –  Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;

    – Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).

    Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đối với hộ kinh doanh 

    – Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP

    – Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    Thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh vận tải 

    Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    Trình tự thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải

    – Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh vận tải. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh vận tải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

    – Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh vận tải thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh vận tải thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh vận tải phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.

    – Thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh khi có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh bị thu hồi, bị tước quyền sử dụng được thực hiện theo quy định tại trên 

    Cơ sở pháp lý

    Luật Giao thông đường bộ 2008, luật số 23/2008/QH12

    Nghị định số 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

    Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

    Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:

    Email: [email protected];

    Hotline:0936037464;

    Fanpage: Công ty Luật Legalzone

    Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam

    Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.

    Điện thoại: 0936 037 474

    Email: [email protected]

    Tìm kiếm

    VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

    ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

    Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký