Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Doanh nghiệp cần bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ những gì?

Doanh nghiệp cần bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ những gì?

Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    Ý nghĩa của bảo hộ sở hữu trí tuệ

    Nhờ có sở hữu trí tuệ, các nhà sáng tạo mới tạo ra nhiều sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng mới thúc đẩy nhanh quá trình thương mại hóa các đối tượng sở hữu trí tuệ. Hàm lượng trí tuệ trong chỉ số tăng trưởng GDP tăng nhanh, sẽ tạo ra một phong trào thi đua lao động sáng tạo, đẩy mạnh các hoạt động sáng kiến – sáng chế ở cơ sở, nâng cao dân trí bằng việc bảo hộ bản quyền các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, công nghệ. Ðó chính là con đường duy nhất giúp các nước nghèo thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

    Doanh nghiệp cần bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ những gì
    Doanh nghiệp cần bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ những gì?

    Kinh nghiệm của các nước đã trải qua giai đoạn công nghiệp cho thấy nếu tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ lên 10% thì đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tăng 50% và các công nghệ cao sẽ tăng trưởng 40%. Ðó là cơ hội vô cùng to lớn mà các nước đang phát triển phải nắm lấy.

    Một chiến lược phát triển phù hợp và hệ thống quản lý hữu hiệu về sở hữu trí tuệ sẽ giúp các doanh nghiệp có được sản phẩm có tính cạnh tranh cao lại tiết kiệm chi phí và kịp thời ngăn chặn việc sao chép nhãn mác, làm nhái sản phẩm…

    Bảo vệ quyền SHTT là việc chủ thể quyền SHTT hoặc cơ quan có thẩm quyền sử dụng các biện pháp cần thiết mà pháp luật cho phép để bảo đảm quyền SHTT được thực thi trên thực tế.

    Dưới góc độ chủ thể quyền, việc bảo vệ quyền SHTT sẽ bảo đảm việc xử lý, ngăn chặn và ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền; dưới góc độ xã hội, bảo vệ quyền SHTT có tác dụng kích thích, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh an toàn và lành mạnh; dưới góc độ quốc tế, bảo vệ quyền SHTT luôn là mối quan tâm to lớn không chỉ ở từng quốc gia mà ở cả bình diện quốc tế.

    Trong các điều ước quốc tế về SHTT được ký kết gần đây, ví dụ Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền SHTT (Hiệp định TRIPS – WTO), các chuẩn mực tối thiểu về thực thi quyền SHTT đã đặt ra và đòi hỏi các quốc gia thành viên phải tuân theo.

    Các đối tượng được bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ

    Quyền tác giả và quyền liên quan

    Đăng ký bảo hộ quyền tác giả quyền liên quan
    Đăng ký bảo hộ quyền tác giả quyền liên quan

    Quyền tác giả là quyền của cá nhân, tổ chức đối với tác phẩm mà mình sáng tạo ra hoặc có quyền sở hữu. Theo quy định tại Điều 18 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022 thì quyền tác giả bao gồm quyền tài sản và quyền nhân thân.

    Đối với các quyền nhân thân không chuyển giao được theo quy định tại Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung 2009, 2019,2022 thì quyền tác giả được bảo hộ vô thời hạn. Còn đối với quyền nhân thân có thể chuyển giao và quyền tài sản đối với tác phẩm thì thời hạn bảo hộ được quy định cụ thể tại Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022.

    Quyền liên quan là quyền của tổ chức, cá nhân đối với bản ghi âm, ghi hình, cuộc biểu diễn, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa theo quy định tại Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung 2009, 2019,2022

    Quyền tác giả

    Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

    • Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
    • Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
    • Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
    • Tác phẩm báo chí;
    • Tác phẩm âm nhạc;
    • Tác phẩm sân khấu;
    • Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
    • Tác phẩm tạo hình, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
    • Tác phẩm nhiếp ảnh;
    • Tác phẩm kiến trúc;
    • Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
    • Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
    • Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
    • Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.

    Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

    Quyền liên quan đến quyền tác giả

    Quyền liên quan đến quyền tác giả  là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

    Đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

    sở hữu công nghiệp

    quyền sở hữu công nghiệp
    quyền sở hữu công nghiệp

    Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

    Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

    • Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
    • Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
    • Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn(sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.
    • Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
    • Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
    • Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
    • Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

    Sáng chế

    Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết  một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Theo quy định tại Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung 2009, 2019, sáng chế cần đáp ứng tính mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp.

    Giải pháp hữu ích

    Theo quy định tại Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung 2009, 2019 nếu sáng chế không đáp ứng điều kiện có trình độ sáng tạo mà chỉ là không phải là hiểu biết thông thường thì sẽ được cấp bằng bảo hộ dưới hình thức bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

    Quyền đối với giống cây trồng 

    Quyền đối với giống cây trồng
    Quyền đối với giống cây trồng

    Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

    Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.

    • Vật liệu nhân giống là cây hoặc bộ phận của cây có khả năng phát triển thành một cây mới dùng để nhân giống hoặc để gieo trồng.
    • Vật liệu thu hoạch là cây hoặc bộ phận của cây thu được từ việc gieo trồng vật liệu nhân giống.

    Chủ thể được bảo hộ

    Theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ.

    Điều kiện để các đối tượng được bảo hộ

    Tùy vào từng đối tượng mà có các điều kiện bảo hộ khác nhau, theo quy định tại Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung được quy định như sau:

    • Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không quan trọng nội dung và đã đăng ký hay chưa đăng ký
    • Quyền liên quan phát sinh từ khi các hình thức biểu diễn được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả
    • Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm quyền sở hữu đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập dựa trên văn bằng bảo hộ, riêng đối với nhãn hiệu nổi tiếng thì không dựa trên thủ tục đăng ký. Đối với tên thương mại thì được xác lập từ thời điểm sử dụng hợp pháp tên đó, quyền đối với bí mật kinh doanh được xác lập từ khi sử dụng một cách hợp pháp.
    • Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp bằng bảo hộ của nhà nước theo quy định.

    Rủi ro pháp lý khi quyền sở hữu bị xâm phạm

    Các đối tượng được bảo hộ theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ là những đối tượng mà tác giả hoặc chủ sở hữu đối với đối tượng đó bỏ tiền bạc và công sức của mình để tạo ra và thực hiện việc đăng ký đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Khi doanh nghiệp là tác giả hoặc chủ sở hữu đối với đối tượng được bảo hộ nhưng không thực hiện việc đăng ký sở hữu trí tuệ thì doanh nghiệp có thể gặp phải các rủi ro sau:

    • Có doanh nghiệp thực hiện sau nhưng lại đăng ký quyền sở hữu trước dẫn đến việc khai thác của doanh nghiệp là sai quy định của pháp luật, có thể bị khởi kiện theo quy định tại Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022
    • Đặc điểm nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp có thể bị doanh nghiệp khác khai thác và sử dụng

    Xử lý khi có hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

    Công ty TNHH legalzone
    Công ty TNHH legalzone

    Khi có hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được bảo hộ của doanh nghiệp theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp để tự bảo vệ theo quy định tại Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022 cụ thể như sau:

    • Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
    • Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại
    • Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại luật này hoặc các quy định tại luật khác có liên quan
    • Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình

    Khi thực hiện việc khởi kiện ra Tòa án, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục khởi kiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

    Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ

    Công ty Luật TNHH Legalzone

    >>>>Xem thêm

    Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ tại việt Nam

    Thủ tục đăng ký quyền tác giả mới nhất

    Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

    Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

    Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam

    Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.

    Điện thoại: 0936 037 474

    Email: [email protected]

    Tìm kiếm

    VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

    ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

    Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký