Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự

Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự

Chuyên mục: Luật hình sự
Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    thủ tuijc hs

    Bài viết trình bày nội dung chính về phạm vi, điều kiện và thẩm quyền áp dụng, thời hạn và thủ tục điều tra, truy tố xét xử sơ thẩm; áp dụng biện pháp ngăn chặn trong thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự. Hãy tham khảo bài viết sau đây về vấn đề điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự của Legalzone

    Quy định về phạm vi, điều kiện và thẩm quyền áp dụng thủ tục rút gọn

    + Về phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn

    Căn cứ

    Điều 318 BLTTHS năm 2003 quy định thủ tục rút gọn không áp dụng trong tất cả các giai đoạn tố tụng mà chỉ được áp dụng trong ba giai đoạn: Điều tra, truy tố và xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự. BLTTHS năm 2015 đã mở rộng phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn đối với cả giai đoạn xét xử phúc thẩm (Điều 455).

    Bởi theo bộ luật trước đây, dù cấp sơ thẩm áp dụng thủ tục rút gọn, sau khi xét xử sơ thẩm có kháng cáo hoặc kháng nghị theo trình tự phúc thẩm thì vẫn phải áp dụng theo thủ tục chung.

    Thời hạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm

    theo thủ tục rút gọn là 30 ngày trong khi thời hạn xét xử phúc thẩm là 60 ngày [1]. Đây là điều không hợp lý của BLTTHS năm 2003, làm mất đi ý nghĩa của thủ tục rút gọn. Quy định mới tại Điều 455 BLTTHS năm 2015 sẽ giúp cho thủ tục rút gọn được áp dụng rộng rãi hơn trong thực tiễn xét xử.

    + Về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn

    Theo quy định tại Điều 319 BLTTHS năm 2003 thì thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự chỉ được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:

    Điều kiện thứ nhất

    Là người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang;

    Điều kiện thứ hai

    Là sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng-đây được xem là điều kiện mang tính định tính (Sự việc phạm tội đơn giản là những sự việc mà vấn đề cần chứng minh trong vụ án không phức tạp và dễ xác định;

    Sự việc phạm tội có chứng cứ rõ ràng, có thể hiểu là những chứng cứ phản ánh đầy đủ, chính xác và toàn diện những vấn đề phải chứng minh trong vụ án).

    Điều kiện thứ ba

    Là tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng: “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội đấy là đến ba năm tù (khoản 3 Điều 8 BLHS năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009).

    Điều kiện thứ tư

    Là người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng: Lý lịch của bị can, bị cáo ảnh hưởng đến năng lực trách nhiệm hình sự của họ; liên quan đến việc quyết định hình phạt (tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo).

    Căn cước, lai lịch của người phạm tội rõ ràng thì thời gian điều tra, xác minh có thể được rút ngắn, thời gian tố tụng được đảm bảo.

    Đặc điểm về căn cước lai lịch được hiểu một cách chung nhất là nhân thân người phạm tội, bao gồm đặc điểm giới tính, độ tuổi, tôn giáo, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thành phần xã hội, hoàn cảnh gia đình, điều kiện sinh sống, nơi cư trú…

    Căn cứ

    BLTTHS năm 2015 [2] đã quy định mở rộng hơn điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn, bổ sung thêm trường hợp người phạm tội tự thú về hành vi phạm tội của mình và phải đáp ứng 3 điều kiện còn lại là sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng; tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng [3]; người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng. Đồng thời điều luật này cũng đã sửa đổi cụm từ “có căn cước, lai lịch rõ ràng” bằng cụm từ “có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng” nhằm thống nhất cách hiểu và áp dụng.

    Kết luận

    Căn cứ

    Do phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn được mở rộng đối với cả xét xử phúc thẩm, nên BLTTHS năm 2015 đã bổ sung quy định mới các điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn xét xử phúc thẩm (khoản 2 Điều 456).

    Theo đó, thủ tục rút gọn được áp dụng trong xét xử phúc thẩm khi có một trong các điều kiện:

    a. Vụ án đã được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo;

    b. vụ án chưa được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm nhưng có đủ 4 điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 456 BLTTHS năm 2015 và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo.

    + Về thẩm quyền quyết định áp dụng thủ tục rút gọn

    Thẩm quyền

    Chỉ có Viện kiểm sát là chủ thể duy nhất có thẩm quyền áp dụng và hủy bỏ thủ tục này trong ba giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử theo Điều 320 của BLTTHS năm 2003.

    Quy định như vậy dẫn đến không chủ động và không đề cao trách nhiệm của Cơ quan điều tra, Tòa án trong việc giải quyết vụ án hình sự theo thủ tục rút gọn.

    Đổi mới

    Hủy bỏ thủ tục rút gọn

    Nhằm khắc phục những hạn chế trên, BLTTHS năm 2015 đã quy định theo hướng mở rộng thẩm quyền áp dụng, hủy bỏ thủ tục rút gọn cho cả 3 chủ thể là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án.

    Thời hạn

    Đối với quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của Cơ quan điều tra, Tòa án được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định để kiểm sát việc áp dụng thủ tục rút gọn.

    Trong trường hợp xét thấy quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của Cơ quan điều tra không đúng pháp luật, thì trong thời hạn 24 giờ Viện kiểm sát phải ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và gửi cho Cơ quan điều tra biết [4].

    Còn đối với quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của Tòa án trong trường hợp không đúng pháp luật thì Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đã ra quyết định; Chánh án Tòa án phải xem xét, trả lời trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được kiến nghị của Viện kiểm sát [5].

    Quy định về thời hạn và thủ tục điều tra, truy tố xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn

    + Về thời hạn điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục rút gọn

    -Thời hạn điều tra:

    Thời hạn điều tra theo thủ tục rút gọn theo quy định BLTTHS năm 2003 là 12 ngày [6]; thời hạn này theo luật mới được tăng lên thành 20 ngày. Thời hạn được tính kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.

    -Thời hạn truy tố:

    Theo quy định của BLTTHS năm 2003 thì sau khi nhận được quyết định đề nghị truy tố và hồ sơ vụ án của Cơ quan Điều tra thì Viện kiểm sát tiến hành xem xét lại toàn bộ hồ sơ vụ án và trong thời hạn không quá bốn ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định sau:

    • Truy tố bị can trước Toà án bằng quyết định truy tố
    • Trả hồ sơ để điều tra bổ sung
    • Tạm đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án
    • Quy định BLTTHS hiện hành là 05 ngày.

    -Thời hạn xét xử sơ thẩm:

    Là 14 (mười bốn) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án theo bộ luật cũ và 17 ngày theo quy định của BLTTHS năm 2015.

    Trong thời hạn này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ; giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng; tiến hành những việc khác cần thiết cho việc mở phiên toà, “trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày ra quyết định, Toà án phải mở phiên toà xét xử vụ án”.

    -Thời hạn xét xử phúc thẩm:

    BLTTHS năm 2015 quy định thời hạn là 22 ngày. Như đã nói ở trên, đây là quy định mới, khắc phục sự thiếu sót của BLTTHS năm 2003.

    + Về thủ tục điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn

    Vụ án áp dụng thủ tục rút gọn

    Vụ án áp dụng thủ tục rút gọn là vụ án ít nghiêm trọng, người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang, người phạm tội tự thú; hành vi phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng nên pháp luật cho phép các cơ quan tiến hành tố tụng không phải thực hiện một số thủ tục tố tụng không cần thiết trong quá trình giải quyết vụ án.

    Đánh giá

    Điều 460, 461, 462 BLTTHS năm 2015 quy định về điều tra, quyết định truy tố, chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn về cơ bản không có gì thay đổi nhiều so với BLTTHS năm 2003.

    Ngoại trừ quy định bổ sung làm rõ hơn hình thức, nội dung của Quyết định đề nghị truy tố, Quyết định truy tố; bổ sung thêm trong giai đoạn truy tố Viện kiểm sát có thẩm quyền không truy tố bị can và ra quyết định đình chỉ vụ án; quy định rõ hơn về thời hạn phải gửi các quyết định đề nghị truy tố, quyết định truy tố, quyết định đưa vụ án ra xét xử của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án.

    -Thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra:

    Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra không phải làm bản kết luận điều tra mà ra quyết định đề nghị truy tố và gửi hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát.

    -Thủ tục tố tụng trong giai đoạn truy tố:

    Khi nhận được hồ sơ vụ án Viện kiểm sát phải ra một trong những quyết định sau đây: Quyết định truy tố bị can ra trước Tòa án; Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung; Quyết định tạm đình chỉ vụ án; Quyết định đình chỉ vụ án.

    Như vậy, các căn cứ để Viện kiểm sát ra một trong những quyết định trên vẫn phải tuân thủ theo các quy định chung của BLTTHS, thủ tục ra các quyết định này chỉ khác thủ tục chung ở quyết định truy tố thay cho bản cáo trạng trong trường hợp Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can ra trước Toà án, còn hình thức của các quyết định khác không thay đổi, và khi ra các quyết định không phải là quyết định truy tố bị can ra trước Toà án, Viện kiểm sát còn phải ra quyết định huỷ bỏ áp dụng thủ tục rút gọn.

    -Thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm

    Kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà phải ra một trong các quyết định sau đây:

    • Đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn
    • Trả hồ sơ để điều tra bổ sung
    • Tạm đình chỉ vụ án
    • Đình chỉ vụ án.

    Như vậy các thủ tục tố tụng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn về cơ bản giống như thủ tục tố tụng chung. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, một vướng mắc được thực tiễn nêu ra là Tòa án giao quyết định đưa vụ án ra xét xử lúc nào?

    Thời hạn

    Điều 324 BLTTHS năm 2003, Điều 462 BLTTHS năm 2015 không quy định thời hạn mà Tòa án phải giao quyết định đưa vụ án ra xét xử cho bị cáo trước khi mở phiên tòa như thủ tục thông thường mà chỉ yêu cầu phải mở phiên tòa trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

    Như vậy có thể hiểu, Tòa án giao quyết định đưa vụ án ra xét xử bất cứ lúc nào, thậm chí chỉ một ngày trước phiên tòa xét xử mà vẫn không bị xem là vi phạm. Điều này có thể ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của bị cáo trong việc nhờ người bào chữa, sắp xếp công việc để ra Tòa đúng thời gian (nếu bị cáo tại ngoại), không kịp xin thay đổi người tiến hành tố tụng…

    So sánh đánh giá

    Phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo BLTTHS năm 2003 áp dụng thủ tục rút gọn vẫn phải tuân thủ mọi quy định chung như đối với các vụ án khác: xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục, thành phần Hội đồng xét xử gồm có một Thẩm phán và hai Hội thẩm, sự có mặt của bị cáo, Kiểm sát viên, người bào chữa (nếu có), người làm chứng, và một số vấn đề khác và vẫn phải tiến hành theo trình tự: thủ tục bắt đầu phiên toà, thủ tục xét hỏi tại phiên toà, tranh luận tại toà, nghị án và tuyên án.

    Các trình tự, thủ tục khác tại phiên tòa sơ thẩm theo BLTTHS năm 2015 được thực hiện theo thủ tục chung, nhưng có điểm đáng chú ý là không có thủ tục nghị án, vì phiên tòa xét xử sơ thẩm do 01 Thẩm phán tiến hành.

    -Thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử phúc thẩm.

    Về chuẩn bị xét xử phúc thẩm: Tại khoản 2 Điều 464 BLTTHS năm 2015 quy định, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công xét xử ban hành một trong các quyết định:

    • Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm
    • Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án
    • Trường hợp Thẩm phán ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, thì trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày ra quyết định, Tòa án phải mở phiên tòa xét xử vụ án.
      Về phiên tòa xét xử phúc thẩm cũng như phiên tòa xét xử sơ thẩm là không có thủ tục nghị án, vì phiên tòa xét xử phúc thẩm cũng chỉ do 01 Thẩm phán tiến hành Giám đốc thẩm, tái thẩm đối với vụ án đã xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn được tiến hành theo thủ tục chung.

    Quy định về áp dụng biện pháp ngăn chặn trong thủ tục rút gọn

    Biện pháp ngăn chặn

    Là biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với bị can, bị cáo, người bị truy nã hoặc đối với những người chưa bị khởi tố (trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang).

    Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh [7].

    Về thẩm quyền

    Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi thẩm quyền của mình hay người có thẩm quyền quy định tại BLTTHS được áp dụng một trong các biện pháp ngăn chặn nêu trên khi có căn cứ cho rằng bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hay có căn cứ cho rằng bị can, bị cáo sẽ tiếp tục phạm tội. Trong thủ tục rút gọn, các biện pháp này đều có thể được áp dụng (trừ bắt người trong trường hợp khẩn cấp vì vụ án theo thủ tục rút gọn chỉ là bắt người phạm tội quả tang).

    Thủ tục rút gọn

    Được áp dụng đối với các vụ án phạm tội quả tang, người phạm tội đầu thú, trong thực tế tạm giữ là biện pháp được áp dụng phổ biến với các vụ án [8]. Các quy định về căn cứ, thẩm quyền và trình tự áp dụng biện pháp tạm giữ được tiến hành theo thủ tục chung. Thời hạn tối đa không quá 3 ngày, kể từ ngày Cơ quan điều tra nhận người bị bắt, không được gia hạn tạm giữ [9].

    Việc áp dụng biện pháp tạm giam

    Phải tuân thủ các quy định về căn cứ, trình tự, thẩm quyền như thủ tục tạm giam bình thường. Về nguyên tắc thời hạn tạm giam không vượt quá thời hạn tiến hành điều tra, truy tố, xét xử. BLTTHS năm 2003 quy định thời hạn tiến hành tố tụng theo thủ tục tố tụng là 30 ngày (trong đó điều tra 12 ngày, truy tố 4 ngày, xét xử 14 ngày) do đó thời hạn tạm giam tối đa là 30 ngày.

    Điều 459 BLTTHS năm 2015 mở rộng thời hạn tạm giam trong giai đoạn điều tra không quá 20 ngày, trong giai đoạn truy tố không quá 05 ngày, trong giai đoạn xét xử sơ thẩm không quá 17 ngày, trong giai đoạn xét xử phúc thẩm không quá 22 ngày.

    Kết luận

    Như vậy, có thể thấy BLTTHS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung, có nhiều quy định mới, quy định bắt buộc về thủ tục rút gọn, tạo điều kiện để các cơ quan tiến hành tố tụng đẩy nhanh quá trình xử lý tội phạm trong tình hình mới.

    Việc tổ chức quán triệt để nâng cao nhận thức và ý nghĩa của việc áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định của BLTTHS 2015 là hết sức cần thiết. Xác định rõ trách nhiệm của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án là bắt buộc phải thực hiện khi có đủ điều kiện áp dụng, các cơ quan tiến hành tố tụng không được né tránh và tùy ghi khi áp dụng thủ tục này.

    Do vậy, người tiến hành tố tụng cần nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm khi được phân công điều tra, thực hành quyền công tố và kiểm sát; xét xử các vụ án hình sự.

    Trên đây là bài viết tư vấn của Legalzone về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự. Liên hệ ngay với Legalzone để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn.

     

    Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam

    Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.

    Điện thoại: 0936 037 474

    Email: [email protected]

    Tìm kiếm

    VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

    ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

    Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký