Có nên ly hôn khi đã có 2 con
Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được việc nuôi con thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Câu hỏi đặt ra là có nên ly hôn khi đã có 2 con không. Việc giải quyết tranh chấp quyền trực tiếp nuôi con phải được giải quyết trong vụ án ly hôn. Legalzone xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết tư vấn về việc có nên ly hôn khi đã có 2 con.
Có nên ly hôn khi đã có 2 con không?
Quyền ly hôn của vợ/chồng
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn gồm:
– Vợ, chồng hoặc cả hai người
– Cha, mẹ, người thân thích khác khi một bên vợ chồng không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do người còn lại gây ra.
Đáng lưu ý là, Chồng không được ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Nhưng nếu vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người vợ có quyền được yêu cầu Tòa án cho ly hôn.
Điều kiện để được yêu cầu ly hôn
Quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng có thể chấm dứt nếu hai bên cùng thỏa thuận hoặc theo yêu cầu của một bên.
Theo đó, có hai hình thức ly hôn là ly hôn thuận tình và một bên gửi yêu cầu đơn phương ly hôn.
Điều kiện để ly hôn thuận tình:
– Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn
– Hai bên đã thỏa thuận về việc chia tài sản, quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng…
Điều kiện để đơn phương ly hôn:
– Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình
– Khi một người vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài;
– Vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích;
– Khi một người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do người còn lại gây nên.
Như vậy, trả lời cho câu hỏi có nên ly hôn khi đã có 2 con thì nếu một trong hai bên có đủ điều kiện ly hôn mà có mong muốn được chấm dứt quan hệ hôn nhân thì hoàn toàn có quyền nộp đơn ra Tòa án yêu cầu ly hôn.
Chia tài sản khi ly hôn
Về nguyên tắc, ly hôn là sự thỏa thuận của hai vợ chồng. Về tài sản sau khi ly hôn cũng thế. Nếu hai bên thỏa thuận được thì Tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận về tài sản của hai người.
Trong trường hợp không thể thỏa thuận được, Tòa sẽ giải quyết theo hướng chia đôi nhưng có căn cứ vào các yếu tố sau:
– Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.
– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng
Quy định về chia tài sản khi ly hôn cụ thể tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Về quyền nuôi con khi ly hôn
Quyền trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con
Pháp luật quy định về người trực tiếp nuôi dưỡng con quy định tại điều 81 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015:
-
Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
-
Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
-
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Quyền nuôi con đối với từng độ tuổi của con
-
Con dưới 03 tuổi: được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
-
Con trên 03 tuổi nhưng chưa đủ 07 tuổi: căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
-
Con từ đủ 07 tuổi trở lên: ngoài căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con còn phải xem xét nguyện vọng của con.
Như vậy, vợ và chồng có quyền thỏa thuận với nhau về việc nuôi con, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn.
Tuy nhiên, quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn được ưu tiên hơn cho người mẹ nuôi nếu người mẹ có đủ điều kiện chăm nom, chăm sóc và giáo dục con cái.
Việc pháp luật quy định như vậy vì lúc này độ tuổi đứa trẻ còn quá nhỏ và nếu đứa trẻ người mẹ chăm sóc sẽ tốt hơn cho sự phát triển của đứa trẻ đó.
Quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn sẽ ngang bằng giữa hai vợ chồng. Con trên 07 tuổi phải hỏi ý kiến, nguyện vọng của con vì lúc này trẻ bắt đầu có nhận thức về việc muốn ở với cha hay mẹ khi cha mẹ không còn sống chung với nhau.
Căn cứ giành quyền nuôi con khi ly hôn
Tuy nhiên để muốn giành quyền thì vợ hoặc chồng cần phải có đầy đủ, cơ bản sau để Tòa án có căn cứ giao hai con cho bạn trực tiếp nuôi dưỡng.
Để giành được quyền nuôi con cần đưa ra căn cứ chứng minh cho yêu cầu đó là hợp lý, bạn cần chứng minh được khả năng nuôi con của mình là tốt nhất bao gồm cả yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần.
- Các yếu tố vật chất có thể là: Mức thu nhập hàng tháng, điều kiện kinh tế, tài sản riêng hiện có, có chỗ ở ổn định, các khoản phụ trợ khác…. mà có thể đảm bảo để nuôi con
- Các yếu tố tình cảm bao gồm: Thời gian làm việc, thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn, sức khỏe… của có thể giành tốt nhất cho con. Môi trường sống của bé sau khi bố mẹ ly hôn có đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất về thể chất lẫn tinh thần cho con không?
- Ngoài ra, người muốn giành quyền nuôi con còn có thể chỉ ra những bất lợi của vợ hoặc chồng khiến người còn lại bất lợi trong đáp ứng các điều kiện giành nuôi con như: công việc bấp bênh thường xuyên phải đi làm thêm vào buổi tối và không có chỗ ở ổn định….
Căn cứ vào các yếu tố, dựa trên việc bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho con, Tòa án sẽ xem xét bên có ưu thế hơn được quyền nuôi con.
Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi ly hôn
-
Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
-
Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.
Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những khoản nào?
-
Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.
-
Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.
-
Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai.”
Liên hệ ngay với LegalZone để được tư vấn và hỗ trợ về vấn đề có nên ly hôn khi đã có 2 con.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
LEGALZONE COMPANY
Hotline tư vấn: 0936 037 464
Email: [email protected]
Website: https://lsu.vn/
Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
———————————-
Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy
Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy
Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy
Facebook Luật sư Việt Nam: https://www.facebook.com/lsu.vn
Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
- Dịch vụ ly hôn đơn phương nhanh
- Phí thuê luật sư ly hôn
- Điều kiện nuôi con khi ly hôn
- Luật sư tư vấn ly hôn miễn phí – Luật hôn nhân & gia đình mới nhất
- Hướng dẫn cách viết đơn thuận tình ly hôn mới nhất 2019
- Thủ tục ly hôn nhanh nhất hướng dẫn thực hiện thủ tục ly hôn
- Ly hôn đơn phương có được không?
- Tư vấn chi phí ly hôn đơn phương – dịch vụ của LegalZone
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký