Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Bảo hộ quyền tác phẩm phái sinh

Bảo hộ quyền tác phẩm phái sinh

Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    Dựa trên tác phẩm gốc, người ta có thể sáng tạo ra nhiều tác phẩm phái sinh khác nhau, với những hình thức diễn đạt, phương thức phổ biến đa dạng. Vậy để bảo hộ quyền phái sinh cần những điều kiện nào?

    Bảo hộ quyền tác phẩm phái sinh
    Bảo hộ quyền tác phẩm phái sinh

     Tác phẩm phái sinh là gì?

    Theo khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bởi Luật Sở hữu trí tuệ 2022 ), tác phẩm phái sinh được quy định là tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã có thông qua việc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, phóng tác, biên soạn, chú giải, tuyển chọn, cải biên, chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác.

    Căn cứ theo quy định nêu trên, các tác phẩm phái sinh từ một tác phẩm gốc bao gồm:

    – Tác phẩm dịch ra ngôn ngữ khác của tác phẩm gốc: là tác phẩm được dịch sang ngôn ngữ khác một cách sát nghĩa, không diễn đạt sai nội dung dựa trên nội dung của tác phẩm gốc.

    – Tác phẩm phóng tác: là tác phẩm phỏng theo tác phẩm gốc, nhưng có sự sáng tạo về nội dung, tư tưởng… Tác phẩm phóng tác thường mang sắc thái mới, khác biệt so với tác phẩm gốc.

    – Tác phẩm biên soạn: là việc tổng hợp thông tin, thu thập và chọn lọc các tài liệu tham khảo để viết lại thành một tác phẩm mới có sự trích dẫn những nguồn thông tin đã tham khảo.

    – Bản chú giải: là tác phẩm thể hiện quan điểm, lời bình của người soạn bản chú giải đó, giải thích ý nghĩa để làm rõ hơn nội dung trong tác phẩm gốc.

    – Tác phẩm tuyển chọn: được hiểu là một tập hợp các tác phẩm được lựa chọn bởi người biên soạn.

    – Tác phẩm cải biên: là tác phẩm được sáng tạo ra trên cơ sở tác phẩm gốc bằng cách thay đổi hình thức diễn đạt.

    – Tác phẩm chuyển thể: có thể hiểu là tác phẩm dựa trên tác phẩm gốc nhưng không làm thay đổi nội dung của tác phẩm gốc. Hiện nay, hình thức chuyển thể phổ biến là việc chuyển thể một tác phẩm văn học, câu chuyện… thành tác phẩm điện ảnh, phim truyền hình…

    Tác phẩm phái sinh có được bảo hộ quyền tác giả không?

    Tác phẩm phái sinh được bảo hộ quyền tác giả khi đáp ứng 04 điều kiện sau
    Tác phẩm phái sinh được bảo hộ quyền tác giả khi đáp ứng 04 điều kiện sau

    Tác phẩm phái sinh được bảo hộ quyền tác giả khi đáp ứng 04 điều kiện sau:

    Không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm gốc

    Theo khoản 2 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009) , tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

    Các tác phẩm dùng để làm tác phẩm phái sinh bao gồm:

    – Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

    – Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

    – Tác phẩm báo chí;

    – Tác phẩm âm nhạc;

    – Tác phẩm sân khấu;

    – Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

    – Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

    – Tác phẩm nhiếp ảnh;

    – Tác phẩm kiến trúc;

    – Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

    – Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

    – Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

    Phải do tác giả làm tác phẩm phái sinh trực tiếp sáng tạo

    Khoản 3 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009) quy định tác phẩm phái sinh được bảo hộ phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

     Được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm gốc

    Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009) quy định tác phẩm phái sinh phải được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm gốc. Trong trường hợp không có sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả sẽ bị xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả.

    Trừ khi tác phẩm phái sinh thuộc các trường hợp không sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao tại Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ , trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao tại Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ .

    Phải có dấu ấn riêng của tác giả tác phẩm phái sinh

    Tác phẩm phái sinh là những tác phẩm được sáng tạo dựa trên tác phẩm gốc. Nên để tác phẩm phái sinh được bảo hộ thì phải có tính sách tạo, mới mẻ và mang dấu ấn của tác giả sáng tạo ra tác phẩm phái sinh đó.

    Dịch vụ bảo hộ tác phẩm phái sinh tại công ty Legalzone

    Dịch vụ tưu vấn chuyển nhượng đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp của công ty Legalzone
    Công ty TNHH Legalzone

    + Được các Luật sư có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực SHTT tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến việc đăng ký

    + Được chúng tôi tư vấn và phân loại đối tượng đăng ký SHTT trọng tâm trên cơ sở tối đa nhất về quyền cho chủ sở hữu nhưng lại tối thiểu nhất về chi phí đăng ký

    + Phí dịch vụ hợp lý nhất, khách hàng sẽ được trải nghiệm và sử dụng dịch vụ tốt nhất

    + Đảm bảo tiến độ công việc trong thời gian sớm

    quý khách hàng có thắc mắc xin vui lòng liên hệ

    CÔNG TY LUẬT TNHH LEGALZONE

    Thông tin liên hệ tư vấn miễn phí:

    Hotline tư vấn:  0936 037 464

    Email: [email protected]

    Website: https://lsu.vn/

    Hệ thống: Thủ tục pháp luật

    Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

     

    Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam

    Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.

    Điện thoại: 0936 037 474

    Email: [email protected]

    Tìm kiếm

    VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

    ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

    Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký